Vì sao tháng 7 âm lịch nhiều người lại ăn chay trường và đi lễ chùa
Mỗi năm, cứ đến tháng 7 âm lịch, nhiều người hoặc nhiều gia đình sẽ có thói quen bắt đầu ăn chay và đi lễ chùa. Có nhiều người sẽ ăn chay và đi chùa vào mùng 1 và ngày rằm, còn có nhiều người ăn chay cả tháng. Vậy việc ăn chay trường và đi lễ chùa vào tháng 7 âm lịch có mục đích gì và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Utop tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc của ăn chay trường
Lịch sử đã ghi nhận rằng việc ăn chay xuất phát từ thế kỷ thứ sáu Trước Công nguyên, ở Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại. Kỳ na giáo và một số giáo phái khác của Ấn Độ đã xem việc ăn chay như một hành vi đạo đức. Trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, có một lo ngại rằng việc ăn thịt sẽ dẫn đến sự không trong sạch trong khi thi hành các nghi lễ. Việc ăn chay có thể đến từ nhiều lý do khác nhau đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường…
2. Sự khác nhau giữa ăn chay trường và ăn chay theo đạo Phật
Ăn chay trường chính là một hình thức của ăn chay. Khi ăn chay trường, bạn có thể lựa chọn một chế độ ăn chay phù hợp với khẩu vị, sức khỏe của bản thân và duy trì chế độ ăn đó trong suốt một thời gian dài mà không xen bất cứ bữa ăn mặn nào vào chế độ ăn uống của mình. Còn Phật giáo Nguyên thủy đã quan niệm rằng ăn chay theo cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn miễn có đủ sức khỏe để thi hành giáo pháp. Ăn chay mà thân thể xanh xao, yếu đuối, tinh thần không tốt thì rất tai hại. Phật giáo Nguyên thủy còn cho rằng chính Đức Phật không quá đặt nặng vấn đề ăn chay mặn, ăn chay mà tâm không thành thì đâu gọi là ăn chay.
3. Mục đích của ăn chay trường
Ăn chay để tránh những việc xui xẻo
Dân gian quan niệm rằng vào ngày 2 tháng 7 âm lịch hằng năm, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma quỷ có thể được quay về trần gian và sẽ quay trở lại vào ngày rằm. Vì vậy, nhiều người đã cho rằng khoảng thời gian đó là lúc “âm khí xung thiên”, dương gian sẽ bị ma quỷ quấy nhiễu. Và vì lý do đó mà tháng 7 âm được xem như là tháng xui xẻo nhất trong năm.
Việc ăn chay trong tháng 7 âm lịch sẽ giúp cho mọi người hướng đến công đức, được phù hộ tránh những việc xui rủi và bị ma quỷ quấy rối.
Ăn chay để xá tội
Theo Phật giáo, ngày rằm tháng 7 âm lịch được gọi là ngày “xá tội vong nhân”, nhiều người sẽ thực hiện lễ cúng cô hồn trong ngày này. Lễ xá tội vong nhân có bắt nguồn từ sự tích A Nan Đà và Ngạ Quỷ, ông bị quỷ lửa cảnh báo nếu không bố thí thức ăn và cúng đường Tam Bảo cho họ thì sẽ nhận án Tử. Thấy vậy, Đức Phật đã ban cho bài kinh “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni” để tụng cầu nguyện trong ngày lễ bố thí. Do đó vào tháng 7 âm lịch hằng năm, dân gian hình thành nên tục cúng cô hồn và vong linh không nơi nương tựa.
Việc ăn chay vào rằm tháng 7 âm lịch có thể được coi như việc người còn sống thể hiện lòng vị tha đối với những người đã khuất, chấp nhận bỏ qua tất cả lỗi lầm, sai trái trong quá khứ.
Ăn chay để báo đáp công ơn của cha mẹ
Rằm tháng 7 theo quan niệm của nhà Phật còn được gọi là lễ Vu Lan báo hiếu. Lễ Vu Lan báo hiếu này có nguồn gốc từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, việc ăn chay tháng 7 nhằm ngày lễ Vu Lan báo hiếu chính là để ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ và tổ tiên.
Ăn chay để tăng phước đức
Ăn chay được xem như là một hành vi đạo đức, là một hành động thiện lành vì chúng ta không ăn trên mạng sống, thân thể của các con vật khác và chỉ ăn những thực phẩm chế biến từ rau củ quả, tránh việc sát sinh vô tội. Do đó, những người ăn chay sẽ có được phước đức rất lớn, ít bệnh tật, sống thọ và dù sinh sống ở đâu cũng sẽ yên ổn, tránh được cảnh ức hiếp, giết hại lẫn nhau….
Ăn chay vì những mục đích khác
Mục đích của việc ăn chay không chỉ dừng lại ở những yếu tố tâm linh mà còn liên quan đến những vấn đề khác. Việc ăn chay mang tính thiết thực về mặt sức khỏe, giúp cải thiện vóc dáng. Ăn chay giúp thanh lọc cơ thể, bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết từ rau củ quả làm tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ cho quá trình giảm cân và làm đẹp của mọi người.
4. Vì sao tháng 7 âm lịch nhiều người lại đi chùa?
Mục đích của việc đi chùa trong tháng 7
Phần nhiều Phật tử đi đến chùa với thói quen là làm lễ Phật và cầu nguyện. Còn có nhiều người đi đến chùa là để xin xăm, bói quẻ… Và mục đích của việc đi chùa đó là vì các tín ngưỡng dân gian. Hơn nữa, có người đi chùa vào tháng 7 là để được ăn chè xôi hoặc vì có nhiều người đông vui, mục đích là đến chùa để tạo phước đức. Cũng có người đến chùa để đọc tụng kinh hoặc tham gia những buổi lễ sám hối.
Tất cả các mục đích trên đều là đúng đắn nhưng vẫn chưa phải là mục đích chính thật sự của việc đến chùa. Những mục đích đó chỉ có phước đức và lợi ích rất nhỏ bé. Thật ra, mục đích chính yếu của việc đến chùa vào tháng 7 có thể gói gọn trong 4 chữ “Đi chùa tìm đạo”
Những điều cấm kỵ khi đi chùa trong tháng 7
Khi vào chùa nên đi bằng cửa bên, không đi vào bằng cửa chính giữa. Đồng thời phải bước qua bậu cửa và không được dẫm lên bậu cửa nếu không muốn phạm tội bất kính.
Không đi cắt ngang qua những người đang quỳ lạy.
Không tùy tiện cắm hương vào tay tượng, gốc cây… chỉ được cắm hương vào bát nếu bát chưa có hương.
Không đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc khi vào Phật đường, tam bảo vì đây là nơi tôn nghiêm. tuyệt đối không được gây ra tiếng ồn ào.
Những lưu ý khi đi lễ chùa
Trang phục kín đáo, lịch sự và gọn gàng
Đền chùa là nơi thiêng liêng do đó sự tôn nghiêm và giản dị luôn phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bạn không nên ăn mặc những loại quần áo quá lòe loẹt, sặc sỡ và đặc biệt là các loại đầm, váy quá ngắn khi đi lễ chùa tránh gây phản cảm. Bạn chỉ nên mặc những bộ quần áo kín đáo, giản dị và nhã nhặn.
Bạn hãy chọn những trang phục có màu sắc cùng tông màu với áo tràng của các Phật tử thường mặc là màu lam và màu nâu nếu có thể. Điều này vừa giúp bạn trở nên nhã nhặn, lịch sự hơn vừa giúp thể hiện lòng tôn kính của bạn dành cho thánh thần.
Thành tâm trong việc sắm và dâng lễ
Khi dâng lễ trong đền, điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm. Không phải cứ lễ vật nhiều là sẽ tốt.
Phật tử nên sắm lễ chay như hương, hoa tươi, oản, xôi chè… để đến dâng hương ở đền chùa. Có thể sắm lễ mặn nếu trong chùa có thờ các vị Thánh và có ban thờ Mẫu và chỉ dâng lễ ở các ban này thôi.
Không nên sắm vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng tại chùa. Nếu có tiền thật thì cũng nên bỏ vào hòm công đức chứ không đặt lên hương án của chính điện.
Hoa để dâng lễ tại các đền chùa phải là các loại hoa thanh tao như hoa huệ, hoa sen, mẫu đơn… không dùng những loại hoa dại.
Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu được phần nào “Vì sao tháng 7 âm lịch nhiều người lại ăn chay trường và đi lễ chùa”. Do đó ta có thể thấy mục đích và ý nghĩa to lớn của việc ăn chay đối với mọi người. Hãy tải ngay ứng dụng Utop trên CH Play hoặc App Store để đặt ngay những món ăn chay đầy đủ chất dinh dưỡng cho người thường xuyên ăn chay và nhận nhiều ưu đãi khác nhé.