Vì sao đèn lồng và con lân trở thành biểu tượng của Rằm Tháng Tám
Cứ đến thu sang thì ai trong mỗi chúng ta cũng đều thấy có cái cảm giác của những ngày Đoàn Viên, ngày Tết Thiếu Nhi mà một thuở ta từng mong chờ. Rước đèn ông sao, Xem múa lân là những gì đó rất đặc sắc. Nhưng ít ai biết được rằng lý do tại sao đèn lồng và con lân trở thành biểu tượng của ngày Rằm tháng Tám. Hôm nay, hãy cùng Utop tìm hiểu lý do tại sao nhé!
1. Ý Nghĩa Của Ngày Rằm Tháng Tám
Tết Trung Thu có cả ở Trung Quốc và Việt Nam. Nếu ở Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam đó là sự tích Chú Cuội Cung Trăng. Ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết về sự ra đời của Tết Trung Thu, riêng ở Việt Nam như nhiều tài liệu có đề cập tới thì đó là dưới thời nhà Lý. Vua nhà Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang đến một mùa màng bội thu, ấm no đến với mọi người.
Thời điểm diễn ra Tết Trung Thu cũng là thời điểm trăng tròn và sáng nhất, người dân cũng vừa thu hoạch xong vụ mùa. là một thời điểm thảnh thơi nên cũng là dịp thích hợp nhất để sum vầy. Dịp để có thể tổ chức tiệc tùng, lễ hội sau một mùa màng bội thu cảm tạ trời đất. Người lớn thường sum vầy bên chiếc bánh trung thu, ấm trà nhỏ bên gia đình. Trẻ con thường tụ tập rước đèn, trên tay với những lồng đèn xanh đỏ đầy màu sắc, giờ đây hiện đại còn thêm cả hiệu ứng âm thanh.
Người thì cầu mong cho có mùa màng tới bội thu và sức khỏe an lành để tiếp tục công việc. Người dưới cương vị của người con mà cảm nhận được công sức săn sóc của cha mẹ đã từng đối với ta là bao la như thế nào. Người thì đi tìm những người làm thầy, làm cô, những người mà đã dạy dỗ ta để ta tỏ lòng biết ơn.
2. Biểu Tượng Đèn Lồng Trong Ngày Rằm Tháng Tám
Vô số lồng đèn nối đuôi nhau trên những con phố cổ có lẽ là những hình ảnh rất đỗi đặc trưng, hình ảnh lung linh màu sắc vừa vui nhộn lại vừa hoài niệm. Theo tương truyền thì với mỗi ngọn nến đang thắp sáng trong chiếc đèn lồng thì nó sẽ bảo vệ con trẻ tránh xa những điều không tốt để mà vui chơi trong đêm Trung Thu trọn vẹn nhất. Cũng vì điều đó mà sinh ra tục “rước đèn” như ngày nay ta thấy.
Ngoài ra bề ngoài của chiếc lồng đèn cũng là mỗi điều ước, mỗi mong muốn mà người tạo ra muốn gửi gắm nó đến tương lai, đến trời đất.Chẳng hạn như lồng đèn cá chép thì mường tượng đến hình ảnh “Cá chép vượt môn” với ý nguyện cầu cho nhân hòa, vật thịnh, học hành tiến tới. Là một ngụ ý lớn dành cho sĩ tử ngày xưa và vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Hay như chiếc đèn lồng kéo quân có ý nghĩa rất hay: “Thân trúc ở giữa biểu thị cái khôn, sáu mặt biểu thị cho sau tính cách của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Lồng đèn luôn quay tượng trưng cho việc con người luôn thay đổi theo căn nguyên, đó là đạo làm người…
Ngoài những loại lồng đèn truyền thống hay hiện đại mà ta thường thấy của trẻ nhỏ dùng để rước đèn thì còn có đèn hoa đăng, một loại đèn có hình hoa sen dịu dàng đầy nét Việt cũng như nhiều ý nghĩa tâm linh. Những chiếc đèn đầy màu sắc này, người ta sẽ ghi ước nguyện của bản thân sau đó thả xuống sông vào dịp Rằm tháng Tám, đây cũng là một nét đẹp trong mùa Vu Lan Báo Hiếu khi người ta viết hoặc cầu nguyện những điều tốt nhất cho cha mẹ, người thân. Với niềm tin rằng điều ước này sẽ được đưa tới chú Cuội, chị Hằng để điều ước sớm thành sự thật.
“Đèn Khổng Minh” cũng là một loại đèn mà không thể không nhắc đến, một loại đèn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đèn thường được làm bằng giấy có kích thước lớn, bọc xung quanh một ngọn nến. Cũng tương tự như đèn hoa đăng, người ta sẽ viết hoặc cầu nguyện rồi sau đó thắp nến rồi thả bay lên bầu trời với mong muốn rằng điều ước nguyện sẽ tới được với các vì sao và thần linh. Hai loại đèn này cũng còn được hiểu như là cách gửi những lời nhắn đối với những người thân của mình ở thế giới bên kia để cùng có một cái Tết Đoàn Viên trọn vẹn.
3. Biểu Tượng Con Lân Trong Dịp Tết Đoàn Viên
Khi bạn ra ngoài trong thời điểm Trung Thu thì đi đâu bạn cũng sẽ thấy tiếng trống náo nhiệt, trẻ em hò reo với điệu nhảy của những chú lân. Múa lân là một phần không thể thiếu của những ngày Rằm bởi vì theo phong thủy thì tục múa lân có vai trò to lớn trong việc xua đuổi tà ma, những điều không sạch sẽ và mang lại sự may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó hình ảnh Lân - Sư - Rồng là hình ảnh của sự giàu có và thịnh vượng, sự may mắn đến mọi nhà.
Tông màu của lân thường là đỏ và vàng, đây cũng là màu của sự may mắn và an khang. Các hoạt động múa lân mang không khi vui tươi, đầy sức sống để khuyến khích con người ta phấn đấu học tập cũng như lao động trong cuộc sống.
Tựu chung lại, Tết Trung Thu vừa là dịp để quây quần con cháu, là dịp để trẻ em rước đèn và “phá cỗ”. Mọi người cùng mong ước có một cuộc sống an bình, thành công, an khang và hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hóa mà ta nên cố gắng gìn giữ. Đối với trẻ nhỏ ta nên tích cực để chúng tham gia vào các hoạt động để chúng biết và hiểu về ý nghĩa của Tết Đoàn Viên để có một tuổi thơ đẹp và sẽ để lại một hồi ức đẹp trong tâm trí của những đứa trẻ đến sau này.
Để biết thêm nhiều thông tin các chương trình giảm giá, sử dụng các tiện ích online khác đặc biệt còn nhận được nhiều voucher, khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho bạn thỏa sức ăn uống, mua sắm hãy tải ngay App Utop nhé!