Triệu chứng của viêm da cơ địa - Cách chữa hiệu quả nhất
Viêm da cơ địa là bệnh phổ biến có triệu chứng rất điển hình thường gặp ở mọi lứa tuổi có liên quan đến mật thiết với nhiều yếu tố cơ địa và di truyền. Bệnh không chỉ gây nhiều tổn thương đến da mà còn phát ra nhiều triệu chứng sưng viêm, nóng rát và ngứa ngáy. Vậy, viêm da cơ địa da cơ do đâu có những triệu chứng của viêm da cơ địa và cách chữa hiệu quả ra sao? Mời các bạn cùng Utop đọc và theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis còn được biết đến với cái tên gọi chàm thể tạng. Bệnh lý thuộc dạng mãn tính và có xu hướng bùng phát định kỳ. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc viêm da cơ địa chiếm 20% dân số.
Bệnh viêm da cơ địa có những nốt ban đỏ, mụn nước xuất hiện trên vùng hoặc cơ thể. Chúng ta không gây ra những cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Trường hợp người bệnh gãi nhiều khiến cho da trầy xước có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da và bội nhiễm vô nguy hiểm.
Bệnh viêm da cơ địa là một dạng bệnh đặc biệt của bệnh chàm và có thể dùng thuật ngữ chỉ nhiều loại viêm da có những đặc điểm khá giống nhau như:
- Bệnh chàm ở tay: Do thường xuyên tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất gây kích ứng nhưng chỉ xuất hiện ở tay.
- Viêm da tiếp xúc (dị ứng hay kích ứng): Là do tiếp xúc với hóa chất nên tình trạng da bị tổn thương.
- Bệnh tổ đỉa: Bệnh chàm với nhiều mụn nước chỉ phát triển ở nhiều ngón tay, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Viêm da thần kinh: Do bị cọ xát hoặc gãi nhiều lần.
Nguyên nhân
Hiện tại chưa có nhà nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa. Tuy nhiên các chuyên gia y khoa khẳng định cơ chế khởi phát bệnh liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố cơ địa và quá trình hoạt động của hệ miễn dịch.
Nhóm nguyên gây bệnh viêm da cơ địa
Di truyền: 80% trường hợp viêm da cơ địa được ghi nhận có liên quan đến di truyền. Trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh dị ứng thì khả năng bạn sẽ gặp tình trạng tương tự
Cơ địa: Cơ địa có yếu tố khởi phát bệnh viêm cơ địa. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh, nhà khoa học nhận thấy rằng do có sự bất thường ở gen và kháng thể IgE.
Dị nguyên: Do tiếp xúc với dị nguyên côn trùng, hóa chất, khói thuốc, lông thú và tiêu thụ những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản khiến cho cơ thể sản sinh ra kháng thể IgE, làm tăng đáp ứng viên và khởi phát các triệu chứng viêm gia.
Ngoài ra cũng được các nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố có thể khiến cho viêm da cơ địa
Môi trường: Khói bụi, ô nhiễm và không gian chứa các hóa chất cũng như một số tác nhân gây ra triệu chứng viêm da cơ địa.
Thời tiết: Do tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi khá thất thường từ nóng sang lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi có thể dẫn đến các triệu chứng viêm da bùng phát. Theo ghi nhận, viêm da cơ địa thường rất dễ khởi phát và diễn tiến nặng hơn vào mùa đông. Nguyên nhân là do thời tiết khô do làm da bị mất nước, màng lipid trên bề mặt da bị phá vỡ và suy giảm chức năng bảo vệ. Do đó dễ dàng bị xâm nhập và kích thích phản ứng quá mẫn qua hệ miễn dịch và dễ bùng phát viêm da cơ địa.
Cách chữa trị viêm da cơ địa
Giống như các bệnh viêm da khác thì viêm da cơ địa có nhiều cách để điều trị vô cùng khác nhau. Nên dưới đây có sự lựa chọn phổ biến nhất đối với người bệnh viêm da cơ địa
Các mẹo dân gian tại nhà điều trị viêm da cơ địa
Lá khế: Lá khế có tính ngọt và chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn đã hỗ trợ làm sạch những làn da và tránh phải nhiễm khuẩn. Chuẩn bị một ít lá khế tươi đem rửa sạch sau đó đem đi phơi. Đem lá khế nấu khoảng 5 lít nước đợi sôi rồi bắt ra để nguội rồi trực tiếp tắm lên da.
Cây ngải dại: Ngải dại vị thuốc có thuộc tính kháng viêm có công dụng sát khuẩn và giảm ngứa ngáy. Sử dụng một nắm lá ngải dại rửa sạch cho vào sắc 5 lít nước cho thêm vài hạt muối. Lấy phần nước đun sôi hòa với nước ấm để tắm, vệ sinh những vùng trên da.
Mướp đắng: Mướp kết hợp với mật ong có khả năng làm giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa. Lấy một quả mướp đắng đem bỏ ruột và rửa sạch. Cho mướp đắng vào để xay nhuyễn và trộn cùng với mật ong nguyên chất. Đắp hỗn hợp lên các vùng da bị tổn thương sau đó rửa sạch. Kiên trì đều đặn mỗi ngày một lần tới khi bệnh giảm.
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và có tỷ lệ tái phát cao. Khi ta phát hiện ra những triệu chứng của viêm da cơ địa người bệnh nên chủ động đi khám để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị tối ưu nhất. Bên cạnh đó có để kiểm soát tốt triệu chứng và giảm tái phát, người bệnh luôn phải chủ động chăm sóc da khoa học và có những biện pháp phòng tránh. Hãy tải Utop để bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!