Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong văn hóa người Việt, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên Tết Nguyên Đán sẽ không còn mang đủ ý nghĩa nếu thiếu đi top 7 biểu tượng cổ truyền Việt Nam. Cùng Utop đọc bài viết sau để hiểu thêm về ý nghĩa của những biểu tượng đó trong văn hóa dân gian nhé!
Top 7 biểu tượng cổ truyền Việt Nam vào Tết Nguyên Đán
1. Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn đặc biệt không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa, bánh chưng là vật tượng trưng cho đất. Món ăn xuất hiện vào ngày Tết nhằm thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu, từ đó đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
Vào dịp Tết Nguyên Đán trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình Việt đều không thể thiếu đi bánh chưng. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và gói vuông vắn bởi lá dong. Bên cạnh đó, bánh sau khi gói xong sẽ đem luộc trong 8 - 10 giờ đến khi chín. Thêm vào đó, việc nấu bánh chưng còn là dịp gia đình quây quần bên bếp lửa hồng ấm áp.
Bánh chưng
2. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là biểu tượng cổ truyền xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của hầu hết gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Sở dĩ có tên gọi là ngũ quả bởi mâm thường chứa ít nhất 5 loại quả khác nhau. Cách chọn quả cũng như xếp mâm không bị gò bó theo bất cứ nguyên tắc nào, có thể tùy thuộc vào nét văn hóa đặc trưng riêng từng vùng.
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên tùy thuộc vào cách chọn cũng như sắp xếp quả mà mâm ngũ quả sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt. Chẳng hạn người miền Nam bày biện mâm ngũ quả với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” để bước sang năm mới đầy đủ sung túc. Do vậy họ sẽ lựa chọn các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ…
Mâm ngũ quả
3. Phong bao lì xì
Phong bao lì xì là biểu tượng cổ truyền Việt không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Vào dịp này tất cả mọi người đều có thể lì xì cùng những lời chúc tốt đẹp và may mắn cho nhau. Phong bao lì xì thể hiện sự quan tâm chăm sóc của người lớn đối với thế hệ trẻ. Đồng thời biểu tượng này cũng thể hiện sự phóng khoáng khi mở lòng chia sẻ nguồn lợi của mình.
Việc trao tặng phong bao lì xì vào dịp Tết còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, màu đỏ thể hiện sự như ý cát tường trong năm mới. Người trao và nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao đó sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.
Phong bao lì xì
4. Hoa đào, hoa mai
Vào những ngày cận Tết, chúng ta sẽ thấy nhiều các phiên chợ hoa cuối năm. Tại đây bày bán đủ các loài hoa như lay ơn, vạn thọ,... và không thể thiếu hoa đào hoa mai - biểu tượng đặc trưng của 2 miền Bắc, Nam. Hoa đào là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân để phục vụ Tết Nguyên Đán. Loài hoa này là biểu tượng cho sự đổi mới, sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
Miền Bắc có hoa đào còn biểu tượng đặc trưng của miền Nam là hoa mai. Màu vàng của mai tượng trưng cho sự giàu sang phú quý. Người miền Nam chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Không những vậy, người xưa quan niệm nhà nào có hoa mai nở càng nhiều thì năm mới sẽ sung túc và gặp nhiều may mắn.
Hoa đào, hoa mai
5. Mứt Tết
Chắc hẳn vào dịp Tết Nguyên Đán nhà nào cũng sẽ bày biện mứt tết trên bàn thờ tổ tiên để thể hiện lòng thơm thảo của con cháu dâng lên ông bà. Đây còn được xem là một trong những thức quà quý của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bên cạnh đó, mứt Tết còn là cầu nối cho những câu chuyện ngày Tết, mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Khay mứt Tết là đại diện cho sự đầy đủ viên mãn, thể hiện niềm tin vào những điều may mắn nhất định sẽ đến cho năm mới.
Mứt Tết
6. Câu đối ngày Tết
Treo câu đối trong nhà vào dịp Tết Nguyên Đán từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Trang trí đôi ba câu đối đỏ trong nhà tượng trưng cho may mắn, cát tường và thành công trong năm mới. Không những vậy, chơi câu đối Tết còn là thú vui tao nhã của nhiều người, thể hiện cái “Tài” của họ.
Câu đối ngày Tết
7. Múa lân
Múa lân thường xuất hiện trong các dịp lễ như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Tiêu và không thể thiếu Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm chung của người Á Đông, lân là linh vật tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và mong muốn mọi việc thuận buồm xuôi gió.
Múa lân có nguồn gốc từ Trung Quốc, là tên gọi tắt của múa lân - sư - rồng. Lân vào nhà sẽ giúp gia chủ xua đuổi những điều xui rủi không may mắn, khởi đầu một năm mới thuận lợi, bình an. Do vậy, múa lân là biểu tượng cổ truyền không thể thiếu.
Múa lân
8. Tổng kết
Những biểu tượng cổ truyền trên không chỉ là một phần của nghi thức truyền thống mà còn thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên cũng như cầu chúc một năm mới may mắn. Tải ngay ứng dụng Utop về máy để sắm Tết thả ga với nhiều ưu đãi siêu hời nhé!