Nhà bếp là không gian sinh hoạt chung của gia đình và có rất nhiều đồ dùng. Tuy nhiên không phải vật dụng nào cũng có thể sử dụng được trong thời gian dài. Mỗi loại có sẽ thời hạn sử dụng khác nhau. Bạn nên thay mới chúng định kỳ để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho gia đình. Hãy cùng Utop tìm hiểu xem đó là những vật dụng bếp núc gì nhé!
Tổng hợp những vật dụng bất núc nên thay định kỳ
Miếng bọt biển rửa bát
Đây là vật dụng được sử dụng thường xuyên nhất nhưng lại cũng dễ bỏ quên đi mất. Nhiều chị em nghĩ rằng sau khi dùng xong, chỉ cần rửa lại chúng với nước rửa chén là đã sạch rồi. Nhưng đây là thông tin không chính xác. Bọt biển rửa bát thường được làm từ xốp nên dễ bị ẩm ướt và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vậy nên bạn nên thay miếng bọt biển rửa bát 1 tuần/lần. Dù bạn đang sử dụng bọt biển rửa chén hay lưới rửa chén thì cũng nên thay định kỳ với tần suất trên để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.
Khăn lau bếp
Đây chắc chắn là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Khăn lau sẽ thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại chất bẩn như dầu mỡ, nước,... nên cần phải thay mới thường xuyên. Đặc biệt là các loại khăn dùng để lau bát. Loại khăn này nếu không được bảo quản đúng cách có thể tồn tại nhiều vi khuẩn rồi bám lại lên tô, bát, đĩa,... Vậy nên cứ sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy giặt thật sạch bằng nước giặt chuyên dụng và thay mới 2 tháng mỗi lần.
Khăn lau bếp
Thảm nhà bếp
Những tấm thảm sử dụng trong nhà bếp thường được sử dụng cho mục đích lau chân, hứng đỡ thức ăn, nước từ bồn rửa bát,... Do đó chúng luôn trong tình trạng ẩm ướt. Mà đây lại là môi trường lý tưởng để những vi khuẩn phát triển. Chúng sẽ bám vào chân bạn và lây lan cho khắp ngôi nhà. Điều này có nguy cơ trở thành nguyên nhân cho nhiều căn bệnh có hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên thường xuyên giặt sạch thảm và phơi khô dưới nắng hoặc dùng máy sấy chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn. Cũng đừng quên thay mới chúng 6 tháng/lần bạn nhé!
Hộp đựng thức ăn bằng nhựa
Không chỉ tiện lợi mà giá thành còn rẻ nên những hợp đựng thực phẩm bằng nhựa rất được chị em nội trợ ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường có thói quen hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng và vẫn để thức ăn trong hộp. Điều này có thể làm sản sinh ra một vài chất độc lại và vi khuẩn.
Bên cạnh đó, sau khi sử dụng được một khoảng thời gian nhất định, trên hộp sẽ xuất hiện những vết xước do các va chạm trong quá trình sử dụng. Đây là cơ hội cho những vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn bên trong hộp và gây hại cho sức khỏe. Vậy nên khi phát hiện hộp nhựa có dấu hiệu bị xước, bạn nên thay mới ngay.
Bạn cũng có thể chuyển qua dùng các hộp đựng thực phẩm bằng thuỷ tinh. Đây là chất liệu rất an toàn cho sức khỏe. Thuỷ tinh chịu nhiệt tốt nên dễ dàng cho vào lò vi sóng. Chất liệu này cũng có khả năng giữ nhiệt tốt giúp thức ăn nóng lâu hơn. Chất liệu thuỷ tinh cũng có độ bền cao và thân thiện với môi trường.
Hộp đựng thức ăn bằng nhựa
Đũa
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng đũa bằng tre hoặc bằng gỗ. Những chất liệu này nếu không được bảo quản đúng cách thì rất nhanh nứt, tróc sơn và bị mốc. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ khiến cho vi khuẩn lây lan ra khắp căn bếp, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và sức khoẻ của gia đình. Vậy nên bạn cần phải thay mới đũa tre hoặc gỗ 6 tháng/lần. Trong quá trình sử dụng cũng cần thường xuyên rửa sạch sẽ và bảo quản đúng cách. Hạn chế bảo quản đũa trong môi trường có độ ẩm cao vì dễ gây mốc.
Bạn cũng có thể cân nhắc chuyển sang dùng đũa bằng inox. Đũa inox có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh cũng như có độ bền cao. Bạn không cần phải thay mới thường xuyên như đũa tre và gỗ. Dùng đũa inox cũng tránh được tình trạng đũa bị mốc, nứt hay tróc sơn. Bên cạnh đó cũng ít hình thành vi khuẩn khi để trong môi trường ẩm ướt.
Thớt
Đây là đồ dùng đặc biệt, cần phải thay mới thường xuyên trong gian bếp. Thớt là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nên đòi hỏi phải luôn thật sạch sẽ và khô ráo. Dù bạn có bảo quản tốt đến đâu thì sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ xuất hiện những vết nứt hoặc mùn gỗ (đối với thớt gỗ). Những vết nứt là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Còn mùn gỗ sẽ bám vào trong thức ăn nếu như bạn không vệ sinh kỹ lưỡng. Vậy nên thớt cần được thay mới thường xuyên với tần suất 4 - 6 tháng/lần. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện thớt có dấu hiệu bị mốc, bị nứt thì cũng cần thay mới ngay.
Thớt
Kết luận
Nhiều chị em nội trợ cho rằng chỉ cần mình bảo quản và vệ sinh tốt thì không cần phải thay mới những đồ dùng trên. Tuy nhiên, dù thế nào thì vẫn sẽ có những vi khuẩn còn sót lại nên việc thay mới là vô cùng cần thiết. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè và tải ứng dụng Utop để tham khảo thêm nhiều mẹo vặt cuộc sống khác nhé!