Đầu năm là thời điểm mà nhiều lễ hội vô cùng đặc sắc được tổ chức và được đông đảo người dân tham gia. Mỗi vùng miền sẽ có nhiều sự kiện đặc biệt, mang nét đặc trưng riêng. Hãy cùng Utop điểm qua một số lễ hội diễn ra vào mùa xuân từ Bắc chí Nam qua bài viết sau. Đây là nét đẹp truyền thống được gìn giữ, phát triển qua bao đời nay.
Tổng hợp những lễ hội diễn ra vào mùa xuân từ Bắc chí Nam
1. Lễ hội chùa Hương miền Bắc
Chùa Hương hay còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn, tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là quần thể được nhiều du khách đánh giá là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam. Lễ hội chùa Hương có quy mô lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Thời gian tổ chức là từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, thu hút nhiều du khách tham quan bởi thời tiết, cảnh sắc tuyệt đẹp.
Các hoạt động nghệ thuật vô cùng đặc sắc được tổ chức như hát, chèo, hát văn…cùng nhiều cuộc thi thể thao leo núi, đua thuyền nổi bật. Ý nghĩa của người dân mở chùa Hương lúc ngày xưa là khai sơn, mở rừng còn nay lễ hội mang ý nghĩa khai chùa, mở đẩu năm để mọi người đến cầu lộc cầu bình an.
Lễ hội chùa Hương miền Bắc
2. Lễ hội Gò Đống Đa miền Bắc
Lễ hội này thường diễn ra vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công tích hào hùng của vua Quang Trung trong sự kiện dẹp tan quân Thanh năm 1789. Ngày hội có nhiều trò chơi đặc sắc, thể hiện rõ tinh thần thượng võ, trong đó, rước Rồng lửa Thăng Long được xem là độc đáo nhất. Ngoài ra, chùa Đồng Quang gần Đống Đa cũng là nơi diễn ra lễ dâng hương, cầu siêu để ghi nhớ công ơn của các anh hùng, nghĩa sỹ.
3. Lễ hội Yên Tử miền Bắc
Hội Xuân Yên Tử sẽ bắt đầu từ mùng 9 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng 3 mùa xuân hằng năm. Đường lên đỉnh Yên Tử là một hành trình để kiếm chứng lòng thành với Phật. Đến chùa Đồng, bạn sẽ cảm giác mãn nguyện như đến cội nguồn cõi Phật. Nghi lễ long trọng được tổ chức dưới chân núi. Du khách đến hội chùa để được tách mình ra khỏi thế giới trần tục, thực hiện hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Lễ hội Yên Tử miền Bắc
4. Giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng được tổ chức nhằm tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn công lao lập nước của các vị vua Hùng. Ngày Giỗ Tổ này thường được diễn ra 10/3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Nhiều hoạt động văn hóa dân gian diễn ra và Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng diễn ra ngày 10/3. Ngày hội là dịp để toàn dân cùng hội chung hướng về, thể hiện lòng thành kính tri ân các vua Hùng đã có công dựng nước.
5. Lễ hội Đền vua Mai
Đây là lễ hội tổ chức để tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế, diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 Tết. Nhân dân và nhiều du khách sẽ hòa mình trong những hoạt động mang đậm bản sắc vùng “địa linh nhân kiệt” Nghệ An, như lễ rước nước, khai quang, yết cáo, dâng hương, lễ đại tế, lễ tạ…hay cùng tham gia các trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co, hội vật, cờ thẻ…
Lễ hội Đền vua Mai
6. Lễ hội Cầu ngư miền Trung
Nét đẹp văn hóa của ngư dân làng chài ven biển Nam Trung Bộ được thể hiện rõ nét qua lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội tái hiện lại phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông, mang đậm văn hóa dân gian. Đây là lễ hội quan trọng đối với các ngư dân vì nó mang ý nghĩa cầu mùa, cầu ngư hay lễ tế ngư thần, cần xin một năm tôm cá đầy khoang, trời yên biển lặng. Đặc biệt, lễ hội Cầu ngư là nguồn sử liệu, chứng minh chủ quyền biển đảo.
7. Hội vật làng Sình
Hội vật làng Sình là nét đẹp văn hóa truyền thống được gìn giữ phát triển suốt mấy trăm năm qua kể từ thời chúa Nguyễn. Hội vật được diễn ra tại Lại Ân (Làng Sình) nằm ven sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc xứ Huế, không chỉ là yếu tố tâm linh truyền thống, mà còn là hoạt động vui khỏe, đề cao tinh thần thượng võ, kích thích lòng dũng cảm, mưu trí, sự tự tin của những người tham gia.
Hội vật làng Sình
8. Lễ hội núi Bà Đen miền Nam
Mỗi năm tại núi Bà Đen sẽ có 2 lễ hội lớn là hội Xuân núi Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng âm lịch và hội Vía Bà tổ chức ngày 4 – 6 tháng Năm âm lịch. Cảnh vật nơi đây như được khoác lên một màu áo mới, nhiều người rủ nhau đi trẩy hội núi Bà và hành hương theo nhu cầu tín ngưỡng. Trên đường leo núi, du khách có thể ngắm nhìn cảnh vật hùng vĩ núi Bà Đen, dừng nghỉ chân tại đền Linh Sơn Thánh Mẫu hoặc Miếu Sơn Thần.
9. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Thời gian diễn ra lễ hội từ 13 đến rằm tháng giêng ở Bình Dương. Lễ hội mang nét văn hóa độc đáo đặc biệt của vùng Đông Nam Bộ. Nhân dân sẽ bày bàn ra trước nhà để cúng tế vào đêm 13 tháng Giêng chuẩn bị cho lễ rước Bà. Sáng ngày 14, lễ rước Bà Thiên Hậu được tổ chức theo nghi thức truyền thống, kiệu Bà được rước khắp phố phường với đội múa lân, múa rồng, sư tử, cờ xí…Vào ngày cuối cùng của hội, dân chúng về chùa Bà thắp hương cầu cúng mong tài lộc, may mắn.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những lễ hội được tổ chức vào mùa xuân từ Bắc đến Nam mà Utop chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn yêu thích các tin tức, kinh nghiệm hữu ích mỗi ngày cùng như các thông tin về ăn uống, mua sắm, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo nhé! Đặc biệt, khi tải ứng dụng Utop về máy, bạn sẽ có cơ hội rinh ngay nhiều voucher khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn.