Tổng hợp các loại vitamin bổ mắt, cải thiện mắt
Trong thời điểm dịch bệnh tràn làn, mọi công việc dường như đều được thực hiện trên Internet, việc học tập cũng được triển khai trên mạng. Việc thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài, môi trường ánh sáng không tốt đã khiến thị lực của nhiều người giảm suốt. Vì vậy, hôm nay Utop muốn chia sẻ đến mọi người các loại Vitamin bổ mắt, cải thiện mắt ngay trong bài viết dưới đây.
Vitamin A
Một trong những loại Vitamin cần thiết, giúp duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng của mắt, giữ cho mắt sáng khỏe đấy chính là Vitamin A. Việc để cơ thể thiếu hụt vitamin A chính là một trong những tác nhân chính khiến thị lực mắt suy giảm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mù đêm, mắt khô…
Vitamin giúp bổ sung cho cơ thể được chia làm 3 loại:
Vitamin A đã chuyển hóa: Đây là loại Vitamin mà cơ thể có thể sử dụng trực tiếp, được tìm thấy nhiều trong cá, gia cầm, thịt, sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Vitamin A tiền chất: Đây là loại Vitamin được tìm thấy nhiều trong các loại thực vật ví dụ như trái cây. Để có thể hấp thụ và sử dụng thì cơ thể của bạn sẽ có riêng cơ chế chuyển hóa khi hấp thụ Vitamin A tiền chất.
Vitamin A bổ sung: Loại Vitamin này được hiểu là các chế phẩm giúp bổ sung Vitamin A.
Cho dù Vitamin A là loại nào thì chúng đều bị tan trong dầu, vì vậy nếu muốn hòa tan được Vitamin A giúp cơ thể hấp thụ thì đồng thời cũng cần bổ sung chất béo trong chế độ ăn. Một số thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A để bạn bổ sung hàng ngày có thể kể đến như là: Khoai lang, cà rốt, bí ngô, cà chua, súp lơ xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Vitamin B
Theo nghiên cứu, Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể, không chỉ vậy, nó còn tham gia các phản ứng hóa học, trao đổi chất và chuyển đổi.
Khi chúng ta gặp những vấn đề căng thẳng, lo lắng và áp lực kéo dài sẽ khiến lượng Vitamin B được hấp thụ trong cơ thể bị suy giảm. Bên cạnh đấy, một số loại Vitamin còn có khả năng tan trong nước. Danh sách các loại Vitamin B tốt cho mắt:
Vitamin B1
Tên gọi khác của Vitamin B1 đấy là thiamine. Việc bổ sung Vitamin B1 vào bên trong cơ thể sẽ giúp tăng năng lượng, đồng thời bảo vệ các đầu dây thần kinh. Khi gặp phải những vấn đề như mỏi mắt, mờ mắt, giảm thị lực thường do cơ thể bạn đang bị thiếu hụt một lượng Vitamin B1.
Bạn có thể bổ sung Vitamin B1 qua các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạt dẻ cười… hay trong thịt lợn, gan gà, cá hồi, bí đỏ, đậu đen, đậu lăng…
Vitamin B2
Việc bổ sung đủ lượng Vitamin B2 vào cơ thể giúp tăng khả năng thích nghi với ánh sáng của mắt, tránh được nhiều triệu chứng gây khó chịu như là viêm mắt, nhức mỏi, chảy nước mắt. Mắt thiếu Vitamin B2 thường gây ra rát bỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…và rất nhiều bệnh gây nguy hiểm đến mắt. Việc mắt thiếu hụt Vitamin B2 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc cũng như là học tập. Chúng ta có thể bổ sung thêm nhiều Vitamin B2 có trong các loại thực phẩm như hạnh nhân, nấm, cá, trứng, súp lơ xanh…
Vitamin B12
Việc bổ sung thêm Vitamin B12 giúp hỗ trợ quá trình hình thành của các tế bào thần kinh, hồng cầu và sự phát triển của não bộ. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể khiến thị lực chúng ta bị suy giảm, khả năng phân biệt màu sắc kém. Để bổ sung Vitamin B12, chúng ta nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chế phẩm từ sữa như là: Sữa chua, phô mai, gan các loại động vật, cá hồi, ngao, trứng…
Omega 3
Đây là một loại axit béo không no giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Việc bổ sung các thực phẩm có chứa Omega 3 rất quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của não và mắt trong giai đoạn sơ sinh, giúp hỗ trợ điều trị những người mắc phải bệnh khô mắt, võng mạc do đái tháo đường gây ra. Thiếu hụt Omega 3 khiến đôi mắt bị giảm thị lực.
Các thực phẩm chứa nhiều Omega 3 bao gồm: Cá thu, Cá mòi, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh và cả quả óc chó.
Vitamin C
Vitamin C được nhiều người biết đến bởi khả năng bảo vệ mắt chống lại những tia cực tím, giảm thiểu quá trình oxy hóa của các tế bào và đặc biệt là khả năng kiểm soát tình trạng viêm trong mắt. Bên cạnh đấy, Vitamin c cũng tham gia quá trình sản xuất collagen. Việc bổ sung đủ lượng Vitamin C giúp mắt giảm thiểu nguy cơ bị đục thủy tinh thể, chảy máu trong nhãn cầu và hạn chế bệnh Glôcôm thường hay gặp phải ở người cao tuổi.
Bạn có thể thêm vào chế độ ăn các thực phẩm như rau tươi, bông cải xanh, cà chua…để bổ sung Vitamin C cho mắt.
Vitamin E
Giống với Vitamin C, Vitamin E tham gia bảo vệ axit béo khỏi sự oxy hóa có hại, bảo vệ đôi mắt trước các nguy cơ bị thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực…
Vitamin có nhiều trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu tương, ngô và cả trong các loại dầu thực vật.
Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc. Nếu để cơ thể thiếu hụt kẽm, mắt có thể sẽ gặp phải chứng “ mù đêm”. Không chỉ vậy, việc bổ sung kẽm còn có giúp hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng gặp phải ở người cao tuổi.
Vì vậy, để đôi mắt luôn khỏe, anh chị có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa kẽm vào thực đơn hàng ngày như: tôm, cua, cá, hàu, thịt, trứng, các loại hạt khô và các loại ngũ cốc…
Tổng kết
Thông qua bài viết Utop chia sẻ, hy vọng anh chị đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc cho đôi mắt, biết thêm được các loại Vitamin bổ mắt, giúp cải thiện mắt.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, đặc biệt còn nhận được nhiều voucher, khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho bạn thỏa sức ăn uống, mua sắm hãy tải ngay App Utop ở đường link dưới này nhé!