Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, Tết Đoan Ngọ hàng năm thì ai cũng đã biết rồi đúng không nào. Vậy thì, nguồn gốc của ngày Tết này là gì? Ý nghĩa thật sự của nó như thế nào? Hoặc mâm cúng Tết Đoan Ngọ thì cúng món gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây!
Voucher ăn uống giá giảm giá đến 50% - Mừng Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ Là Gì? Nguồn gốc ngày Tết diệt sâu bọ này
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết sâu bọ hoặc Tết Đoan Dương, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm tại một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong dân gian, "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Vậy nên từ trước đến nay, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hằng năm còn được gọi với cái tên hết sức dân dã là "Tết giết sâu bọ" hay “Tết diệt sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Nhưng trong truyền thuyết ở Việt Nam, thì ngày Tết này được bắt nguồn từ một ông Lão tự xưng Đôi Truân. Khi đó, sâu bọ phát triển nhiều, người dân lo lắng vì không có cách nào diệt trừ thì Đôi Truân xuất hiện. Ông chỉ người dân lập một bàn cúng đơn giản với bánh tro, trái cây. Chỉ một lúc sau khi cúng, sâu bọ tại đó bỗng đi mất. Để tưởng nhớ việc này, người dân Việt đã đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.
Voucher ăn uống giá giảm giá đến 50% - Mừng Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Tết Đoan Ngọ cúng món gì? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Đây đều là những câu hỏi thường gặp. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương thì mâm cúng Tết này cũng có sự khác biệt đó. Về cơ bản thì các món lễ vật như: hương, hoa, vàng mã, nước trắng, rượu nếp, hoa quả, bánh tro, bánh ú, xôi chè, cơm rượu đều là những món không thể thiếu.
- Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc và Bắc Trung Bộ: thường có thêm dưa hấu đỏ. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thì có thêm chè kê, thịt vịt.
- Mâm cúng mùng 5 tháng 5 miền Nam Trung Bộ: thì nhất định phải có xôi chè cúng lễ. Những nhà có trồng trái cây thì thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái trái.
- Mâm cúng Tết diệt sâu bọ miền Nam: đặc biệt sẽ không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước và xôi gấc.
Thường thì sau lễ cúng, người thân trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần phá cỗ, ăn uống. Vậy nên, nếu bạn đang thắc mắc Tết Đoan Ngọ ăn gì, thì giờ đây cũng đã có câu trả lời rồi nhé.
Voucher ăn uống giá giảm giá đến 50% - Mừng Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu?
Thông thường, mâm cúng Tất này sẽ được đặt ở bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn, gia đình làm nông, mâm cúng Tết Đoan Ngọ còn được bày biện ngoài trời để khấn tạ trời đất, thần linh, thể hiện thành ý cảm tạ thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu.
Cúng tết Đoan Ngọ vào lúc nào là tốt nhất?
Đúng như tên gọi, Tết Đoan Ngọ thường được cúng vào thời gian từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều gia đình người dân bận rộn, cũng có thể chuẩn bị lễ và cúng vào lúc sáng sớm.
Năm nay, mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch?
Theo lịch vạn niên, mùng 5 tháng 5 năm 2021 âm lịch sẽ rơi vào thứ 2 ngày 14/06 dương lịch.
Với tất cả những thông tin được Utop cập nhật kể trên, hi vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị, hữu ích. Giờ thì, bạn không cần phải thắc mắc “Ngày diệt sâu bọ'' là ngày mấy hay ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là như thế nào nữa rồi đúng không. Cuối cùng, đừng quên theo dõi www.utop.vn để cập nhật nhiều hơn những thông tin về ẩm thực, voucher ăn uống giảm giá hấp dẫn khác nhé!
Voucher ăn uống giá giảm giá đến 50% - Mừng Tết Đoan Ngọ