Tại sao ăn nhiều đồ ngọt có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. Để giải thích cho câu hỏi tại sao ăn nhiều đồ ngọt có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong bài viết này U-Top sẽ giải đáp chi tiết các ảnh hưởng sau đây khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh này.
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường (đái tháo đường), là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc phải bệnh, lượng đường từ thực phẩm bạn nạp vào cơ thể không chuyển hóa thành năng lượng, gây ra hiện tượng tích tụ đường trong máu. Có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Lượng đường trong các loại thực phẩm
Thực tế, ở tất cả những loại thực phẩm được chế biến từ các loại rau củ, hoa quả,… đều có chứa một lượng đường tự nhiên. Trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu ăn, những loại đường được sử dụng chủ yếu là đường tự do. Nhóm đường tự do hay còn gọi là Free Sugar còn được tìm thấy ở một số loại thực phẩm như siro, sinh tố, nước ép, mật ong.
Đường còn tồn tại trong một số thực phẩm khác như nước ngọt, nước tăng lực, nước có gas,... Trong đó, đường tinh luyện là loại đường được sử dụng rất phổ biến trong quá trình chế biến thức ăn và đồ uống.
Ăn nhiều đồ ngọt thì có bị tiểu đường không ?
Đa số mọi người đều nghĩ rằng, chúng ta bị tiểu đường là do dung nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường từ nhiều lí do khác nhau trong đó có sử dụng đồ ngọt nhưng không phải là nguyên nhân chính. Để hiểu hơn về căn bệnh tiểu đường, bạn đọc hãy xem những chia sẻ dưới đây từ các bác sĩ để đánh giá:
Đồ ngọt không gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1
Với các chia sẻ từ các chuyên gia Y tế, đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 không xảy ra khi bệnh nhân sử dụng nhiều đồ ngọt. Chỉ xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tác động ngăn cản quá trình sản xuất insulin từ tuyến tụy. Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tỉ lệ gặp dưới 10%.
Đồ ngọt 90% gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2
Tình trạng suy tuyến tụy và hiện tượng cơ thể kháng hormon Insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Những thực phẩm giàu lượng đường không gây nên bệnh nhưng việc tích tụ quá nhiều đồ ngọt trong cơ thể dẫn đến thừa cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một lưu ý nhỏ là bạn đừng tưởng rằng đường là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc khiến tình trạng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hơn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc không duy trì lối sống lạnh mạnh, chế độ dinh dưỡng kém… khi kết hợp cũng khiến cơ thể mắc bệnh dễ hơn. Và đường không khiến bạn mập lên nhưng là môi trường để căn bệnh phát triển nhanh.
Nhìn chung, các loại thức ăn, đồ ngọt giàu hàm lượng đường không khiến bạn mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nào cũng cần được sử dụng một cách khoa học. Thực tế, việc ăn đồ ngọt quá nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường mà còn liên quan đến một số vấn đề sức khỏe của tim mạch và răng miệng.
Giải pháp nào giúp bạn hạn chế việc tiêu thụ lượng đường cho cơ thể
Nhiều bạn thắc mắc lý do bị tiểu đường thì giải pháp cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. Lượng đường tiêu thụ hằng ngày của bạn tùy thuộc vào loại đường mà bạn sử dụng hằng ngày. Đừng vì sợ tiểu đường mà loại bỏ các loại thực phẩm có đường trong khẩu phần ăn của mình nhé, vì cơ thể luôn cần đầy đủ các chất để hoạt động và phát triển.
Lượng đường từ các loại trái cây, rau củ, sữa thực tế vẫn rất quan trọng với cơ thể để duy trì sức đề kháng và sự phát triển toàn diện. Vì vậy, để đảm bảo cơ thể luôn nạp đầy đủ dưỡng chất đó để không gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm chứa đường tự nhiên để cơ thể dễ hấp thu và cắt được lượng đường từ hóa học trong chế độ ăn uống hằng ngày. Để giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, sau đây là một số gợi ý từ các chuyên gia Y tế:
Hạn chế ăn vặt: Các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt, socola chứa rất nhiều hàm lượng đường. Bạn nên hạn chế việc sử dụng và những thực phẩm chứa nhiều đạm như sữa chua, các loại hạt.
Tăng cường rau, củ, quả cho cơ thể: Kết hợp ăn trực tiếp và nấu chín các loại rau, củ, quả sẽ hạn chế được lượng đường.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý: Bạn hãy duy trì thói quen này hằng ngày, cơ thể của bạn sẽ thích nghi và hạn chế quá trình hấp thụ đường quá nhiều.
Lời kết
Với những chia sẽ cực kì tâm huyết của bản thân, mình nghĩ bạn đã có câu trả lời cho chính mình về câu hỏi tại sao ăn nhiều đồ ngọt có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?. Mình cũng đã chia sẻ thêm các giải pháp giúp bạn cắt bớt lượng đường không cần thiết để có được cơ thể phát triển tốt. Chúc bạn đọc gặp nhiều may mắn.