Tác hại bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Biện pháp phòng tránh
Phụ nữ khi mang thai thường sẽ phải trải qua nhiều vấn đề khác nhau rất khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thiếu máu là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai mang đến nhiều nguy cơ. Bài viết dưới đây, Utop sẽ cung cấp cho các bạn về tác hại thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai và biện pháp phòng tránh như thế nào.
Tác hại thiếu máu ở phụ nữ mang thai
Thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai là tình trạng cơ thể thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt trong quá trình mang thai, được phát hiện ra bằng những triệu chứng trên lâm sàng và xét nghiệm máu định kỳ.
Cơ thể của người phụ nữ có nhiều sự thay đổi trong suốt khoảng thời gian mang bầu, đặc biệt là thay đổi về nội tiết tố và quá trình trao đổi chất. Bào thai khi được hình thành cho tới trong quá trình lớn lên cần đảm bảo đủ dưỡng chất lấy từ cơ thể của người mẹ. Thiếu máu được phát hiện thông qua một số các triệu chứng bất thường trên lâm sàng và mang lại nhiều tác hại như:
Đối với cơ thể bà bầu:
Thay đổi về màu sắc da: Đây là triệu chứng nổi bật nhất, làn da của người bị thiếu máu sẽ trở nên nhợt nhạt và và thiếu sức sống do máu không được cung cấp đầy đủ tới các mao mạch, đồng thời da cũng trở nên khô hơn và dễ bong tróc.
Thay đổi về lông, tóc, móng: Lông tóc móng là những tổ chức trên cơ thể được nuôi dưỡng bởi máu. Khi xuất hiện thiếu máu, thường cơ thể sẽ ưu tiên máu tới những cơ quan trung tâm như não, xương,… nên lông tóc móng thường không được cấp máu đầy đủ dẫn tới tình trạng tóc khô, xơ, gãy rụng nhiều, móng tay có dạng hình “ khum” đặc trưng,…
Thay đổi về quá trình trao đổi chất: Người khi bị thiếu máu thường có những biểu hiện ăn uống bị rối loạn, đặc biệt là dễ bị táo bón, ăn uống khó tiêu, chướng bụng,…
Thay đổi về tâm sinh lý: Thiếu máu dẫn tới những triệu chứng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, hay quên, khó ngủ,…
Nguy hiểm tới tính mạng của cơ thể thai phụ: Một trong những triệu chứng thiếu máu nặng nề đó chính là nguy cơ bị một số các bệnh lý liên quan đến thai kỳ như động thai, bong nhau thai, tiền sản giật, nhiễm trùng sau sinh,…Đây là tác hại cực kỳ nguy hiểm mà bất cứ thai phụ nào cũng nên chú ý.
Ảnh hưởng tới thai nhi:
Từ khi hình thành cho tới khi được sinh ra, thai nhi được cấp dưỡng từ cơ thể người mẹ, do đó việc cơ thể người phụ nữ bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng nhiều tới đứa trẻ, có thể dẫn tới:
Trẻ bị thiếu máu bẩm sinh: Đây là tình trạng bệnh lý xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai nhưng sẽ theo đứa trẻ tới khi trưởng thành và khó có thể khắc phục được.
Trẻ dễ mắc các bệnh lý: Khi cơ thể trẻ bị thiếu máu sẽ dẫn tới sức đề kháng của đứa trẻ bị giảm đi và dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là có thể mắc các bệnh lý về máu bẩm sinh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh tan máu,…
Trẻ có nguy cơ sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân là thường thấy ở cơ thể người mẹ khi có tình trạng sức khỏe không tốt. Nguyên nhân phổ biến thường gặp khiến trẻ sinh non chính là thiếu máu.
Trẻ bị sa sút trí tuệ, thiểu năng bẩm sinh: Tác hại này sẽ theo đứa trẻ suốt cuộc đời và không thể chữa khỏi.
Tóm lại, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ mà còn mang lại nhiều hậu quả nặng nề cho đứa trẻ. Đặc biệt nếu không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ cũng như đứa trẻ nằm trong bụng.
Thiếu máu do đâu và biện pháp phòng tránh như thế nào?
Có không ít nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Để biết được nguyên nhân chính xác, mỗi thai phụ nên khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm kiểm tra công thức máu để xác định rõ nguyên nhân, từ đó có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Thiếu máu do thiếu chất: Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và nhu cầu dinh dưỡng cũng cao hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Nếu thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Do vậy, mỗi thai phụ cần đảm bảo ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý.
Thiếu máu do bệnh lý: Đây là trường hợp không mong muốn và khó có thể khắc phục bằng dinh dưỡng. Để khắc phục, các bạn nên tới những cơ sở y tế uy tín để tư vấn cách phòng ngừa.
Nói chung, thiếu máu ở thai phụ sẽ gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm ảnh hưởng tới cả người mẹ và thai nhi. Do vậy, trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ, nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Cập nhật thông tin và kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra bạn còn có cơ hội hưởng những voucher, khuyến mãi, giảm giá thỏa sức mua sắm, đi chợ online tiện ích, ăn uống hãy tải ngay App Utop dưới đường link này nhé!