Sốt siêu vi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh và cách phòng tránh
Một căn bệnh rất phổ biến mà bố mẹ nào cũng canh cánh sợ con mình mắc phải đó chính là sốt siêu vi. Vậy sốt siêu vi là gì? Mức độ nguy hiểm của sốt siêu vi như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Utop sẽ cùng độc giả tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cùng một số cách phòng ngừa hiệu quả.
1. Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi hay còn gọi với cái tên sốt virus, là khi nhiệt độ trong cơ thể tăng cao nhằm chống lại sự tấn công của các virus cấp tính. Thông thường bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau từ 7 - 10 ngày và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chủ quan để tình trạng bệnh kéo dài thì rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Sốt siêu vi thường xảy ra ở trẻ nhỏ bởi sức đề kháng của cơ thể chưa cao, chưa có khả năng chống lại nhiều virus gây hại. Chính vì vậy bố mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản đủ để nhận biết được trẻ có đang bị sốt siêu vi hay không, từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời giúp trẻ mau khỏi. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tham khảo một vài kinh nghiệm phòng tránh cần thiết giúp hạn chế khả năng sốt siêu vi ở trẻ ngay từ đầu.
2. Các triệu chứng nhận biết sốt siêu vi
Nhiều người thường nhầm lẫn sốt siêu vi với sốt xuất huyết vì dấu hiệu của chúng tương đối giống nhau. Vậy nên việc nhận biết chính xác triệu chứng của bệnh là đặc biệt quan trọng bởi. Bởi từ đây, bố mẹ và các bác sĩ mới có phương án điều trị kịp thời và phù hợp cho trẻ. Một số dấu hiệu điển hình khi trẻ sốt siêu vi như: cơ thể ớn lạnh, buồn nôn, nôn, phát ban, mặt sưng phù, nhiệt độ cơ thể không giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.
Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác như: nhức đầu, ho, ngạt mũi, mất tinh thần, đau mỏi cơ, trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục, …. Đặc biệt, nếu bố mẹ quan sát thấy trẻ bị đau bụng, đi ngoài ra máu, phát ban toàn thân hoặc liên tục sốt cao thì không nên tiếp tục chữa trị tại nhà mà mang bé tới gặp ngay bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
3. Nguyên nhân của bệnh sốt siêu vi
Thủ phạm của sốt siêu vi chính là nhiều loại siêu vi trùng (virus) khác nhau nhưng điển hình là: Rinovirus, Virus cúm, Coronavirus, Adenovirus hay Enterovirus, …. Thường thì vào những thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng khiến các tế bào bạch cầu của trẻ chưa kịp thích nghi. Đây là cơ hội tốt để các chủng virus xâm nhập vào cơ thể trẻ.
4. Các biến chứng của bệnh sốt siêu vi
Như đã nói, sốt siêu vi thông thường sẽ thuyên giảm trong vòng từ 7 - 10 ngày nhưng nếu không được quan tâm đúng cách bé có thể đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như:
4.1. Viêm phổi
Đây là biến chứng phổ biến nhất mà sốt siêu vi gây ra cho trẻ. Nguyên nhân là do khi đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng sẽ khiến các mô phổi bị tổn thương, hệ hô hấp bị suy nhược.
4.2. Viêm tiểu phế quản
Khi virus tấn công vào hệ hô hấp của bé sẽ khiến tiểu phế quản bị viêm nhiễm, từ đó sưng phù. Đồng thời, viêm nhiễm còn gây tiết dịch dẫn đến tắc nghẽn tiểu phế quản làm bé bị khó thở.
4.3. Viêm thanh quản
Ngoài phổi và tiểu phế quản ra, virus còn xâm nhập cả vào thanh quản của bé. Biến chứng viêm thanh quản khả năng cao sẽ gây sưng đường hô hấp, dịch đờm tập trung ở họng và mũi gây khó thở.
4.4 Viêm cơ tim
Đây là hiện tượng khá hiếm gặp nhưng không phải là không gặp. Khi bé bị chủng Adenovirus tấn công sẽ có các triệu chứng như: khó thở, mệt mỏi, chán ăn, kém hoạt bát hoặc dễ bị lịm đi, …. Lúc này bố mẹ cần phải đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế bởi nguy cơ cao bé đang bị viêm cơ tim, nếu kéo dài thời gian sẽ có nguy cơ suy tim cấp hoặc nghiêm trọng hơn là sốc tim.
4.5 Biến chứng ở não
Việc thân nhiệt tăng cao khi sốt siêu vi dẫn đến những cơn hôn mê, co giật. Đây chính là khuyên nhân khiến não bé mắc phải một số di chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển bình thường sau này.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt siêu vi ở trẻ
Khả năng lây lan của virus rất lớn vậy nên bố mẹ không được chủ quan mà cần có những biện pháp phòng bệnh cho bé như sau:
Một là xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đủ chất cho bé.
Hai là rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ba là giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát bằng cách dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
Bốn là nếu xung quanh có người bị nhiễm bệnh hãy chủ động cho bé cách ly.
Năm là tiêm phòng đầy đủ cho bé.
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích, đặc biệt còn nhận được nhiều voucher, khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho bạn thỏa sức ăn uống, mua sắm hãy tải ngay App Utop ở đường link dưới này nhé!