Rối loạn tiêu hóa thì nên ăn gì và cách để chữa trị hiệu quả nhất
Cách để chữa rối loạn tiêu hoá dễ dàng và hiệu quả bằng phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng và tiện lợi. Vì đây là các mẹo dân gian nên bạn cần lựa chọn những phương pháp thực hiện đúng chuẩn và phù hợp thì mới đem lại hiệu quả tốt. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm ra cách điều trị mà bạn có thể thực hiện.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là quá trình ăn uống không phù hợp dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hoá gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần người bệnh. Bệnh lý này sẽ làm giảm lượng hấp thụ chất dinh dưỡng lâu ngày dẫn đến thiếu chất gây suy nhược cơ thể, ngoài ra còn làm người bệnh cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng nếu như thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và không được chữa trị bài bản sẽ dễ gây nên các tổn thương cho cơ thể như: viêm đại tràng và thậm chí nếu để lâu có thể gây ung thư đường ruột hoặc ung thư đại tràng. Vì vậy người bệnh cần gặp bác sĩ khám và kiểm tra gan để biết được rõ tình hình sức khỏe và điều trị.
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng nhận biết
Rối loạn tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là các nguyên nhân sau đây:
1. Ăn uống không điều độ, phù hợp
Nguyên nhân phổ biến nhất cho việc rối loạn tiêu hóa là do ăn uống những thức ăn có nhiều chất béo, chất đạm trong khi ít ăn rau, ăn thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng, bị nhiễm độc cũng như không đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra còn do ăn uống không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa xem tivi, làm việc cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
2. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi chúng ta lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh dẫn đến mất cân bằng đường ruột, tiêu diệt cả các lợi khuẩn và hại khuẩn gây rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn. Do vậy không nên sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.
3. Do mắc các bệnh lý khác
Rối loạn tiêu hóa cũng do các vấn đề bệnh lý khác như gan mật, hội chứng trào ngược dạ dày, viêm đại tràng… ảnh hướng đến các quá trình chuyển hóa.
Các triệu chứng thường nhận biết
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn sẽ gặp các biểu hiện phổ biến như:
Đầy hơi, khó tiêu
Ợ nóng, ợ hơi
Buồn nôn, nôn mửa
Đau bụng, mệt mỏi
Rối loạn tiêu hóa thì nên ăn uống thực phẩm gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở nhiều người, vì vậy bạn có thể phòng tránh bằng cách ăn các thực phẩm sau:
1. Sữa chua
Đây hẳn là thực phẩm rất tốt cho đường ruột bởi nó cung cấp một lượng protein, vitamin và lượng lớn các lợi khuẩn nhằm tăng cường hệ miễn dịch, giúp tiêu hóa dễ dàng. Nên thường xuyên ăn sữa chua giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa và không nên ăn vào những lúc đói.
2. Chuối
Trong chuối cũng có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. cung cấp chất xơ giúp đường ruột hoạt động trơn tru, tránh táo bón và giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thụ thức ăn. Mỗi bữa chỉ cần ăn một quả chuối cũng sẽ phát huy tốt tác dụng.
3. Khoai lang
Là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa với hàm lượng chất xơ cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa viêm, loét dạ dày. Bạn chỉ nên ăn một hoặc hai củ khoai lang luộc một ngày, như thể sẽ phát huy tác dụng.
4. Gừng
Đây chắc chắn là loại thực phẩm phổ biến với người Việt, gừng giúp kháng khuẩn, làm ấm bụng và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Một ly trà gừng sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng khi bị rối loạn tiêu hóa.
Các cách để chữa trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa
Để điều trị rối loạn tiêu hóa có rất nhiều phương pháp khác nhau, gồm:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Thức ăn và nước uống là hai yếu tố quan trọng nhất cũng là hai tác nhân dễ gây ra hội chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Do vậy, việc cân bằng dinh dưỡng rất quan trọng, tạo cho bản thân chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn điều trị chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Bạn cũng cần ăn chín, uống sôi, không ăn quá nhiều đạm, mỡ và không nên ăn quá nóng, quá cay.
2. Sử dụng thuốc
Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên việc sử dụng phải đúng liều lượng, có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ và chỉ dùng khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả.
3. Điều trị tại bệnh viện
Trong trường hợp bạn đã thử các cách trên mà vẫn không hiệu quả, hãy đến ngay bệnh viện vì tình trạng bạn có thể đã nghiêm trọng và cần bác sĩ phải can thiệp kịp thời. Khi cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường, tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy mất nước… thì cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Với một số chia sẻ trên hi vọng bạn có thể tránh các bệnh lý về rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn có kinh nghiệm khác, hãy cùng chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.