Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng luôn muốn được khoẻ mạnh hơn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cuộc sống lại có quá nhiều thứ khiến ta bận tâm, như cơm áo gạo tiền, gia đình, bạn bè,... nên ta lại không có thời gian chăm sóc cho bản thân mình. Hãy cùng Utop tìm hiểu về quy tắc “thêm" và “bớt” để khỏe mạnh hơn mỗi ngày nhé!
Quy tắc "thêm", "bớt" để khỏe mạnh mỗi ngày mà bạn nên biết
Vận động nhiều hơn và ăn ít đi
Tập luyện thể dục thể thao thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là thách thức lớn đối với nhiều người. Rất ít người có thể duy trì được thói quen vận động mỗi ngày. Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cái thiện vóc dáng mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng mất ngủ. Vận động cũng là một biện pháp giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy còn cải thiện tim mạch và tăng cường lưu thông máu.
Vận động nhiều hơn
Bên cạnh tập luyện thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với sức khỏe. Nếu như không biết ăn uống đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi ăn quá nhiều chất béo xấu như thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ,... sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn dẫn đến béo phì, vô sinh và một số loại ung thư. Vậy nên hãy cố gắng ăn ít lại những thực phẩm không tốt. Hãy cố gắng thay chúng bằng các đồ ăn tốt cho sức khoẻ như trái cây, rau xanh, các loại hạt,... Trong mỗi bữa ăn, cũng không nên ăn với khẩu phần quá nhiều mà chỉ nên ăn vừa phải. Nếu ăn vô tội vạ sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ được hết, gây các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu hoặc mất ngủ.
Ăn ít đồ ăn có hại cho sức khoẻ
Nhai nhiều hơn và ăn ít đi
Theo một kết quả nghiên cứu của bác sĩ tim mạch người Nhật Takayuki Yamaji cùng những cộng sự, họ nhận thấy rằng 11,6% những người có thói quen ăn nhanh mắc phải hội chứng chuyển hóa. Đối với người ăn bình thường, tỷ lệ này là 6,5% và người ăn chậm là 2,35%. Nhai nhiều hơn trong lúc ăn sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn và giảm gánh nặng cho dạ dày. Việc này cũng hỗ trợ ngăn ngừa chứng béo phì và giải tỏa căng thẳng, lo lắng. Nhai chậm còn giúp cơ thể tiết đủ nước bọt. Nhờ vậy mà thức ăn được làm nhão nên sẽ dễ nuốt hơn. Các chuyên gia còn khuyên rằng không nên ăn quá nhiều bữa trong ngày mà chỉ cần đảm bảo 3 bữa đều đặn. Mỗi bữa kéo dài 30 phút và chỉ nên ăn đủ no.
Nhai nhiều hơn và ăn ít đi
Thêm giấm và bớt muối
Muối là một loại gia vị rất quan trọng trong việc duy trình sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới - việc ăn mặn thường xuyên dẫn đến 62% nguy cơ của các ca bệnh đột quỵ não. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc thừa muối sẽ gây tổn hại đến tim mạch, dạ dày, xương và tăng huyết áp. Vậy nên hãy cố gắng hạn chế muối trong những bữa ăn của mình nhé!
Bên cạnh đó, giấm là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng lại chưa được đề cao. Giấm có tác dụng chống nhiễm trùng, giữ huyết áp ổn định, hỗ trợ hấp thụ canxi,... Khi nấu ăn hằng ngày, bạn hãy học cách cho thêm một ít giấm để thúc đẩy việc tiêu hoá và hấp thu canxi trong bữa ăn.
Thêm giấm và bớt muối
Thêm đậu và bớt thịt
Theo nhiều nghiên cứu, lượng thịt nạc mà mỗi người lớn dung nạp chỉ nên dưới 75 gram. Đối với những người có thể trạng đặc biệt như vận động viên thì có thể gia tăng để phù hợp với chế độ ăn. Phụ nữ và người lớn tuổi, người lao động trí óc thì nên ưu tiên cá hoặc thịt gia cầm không da. Nếu như bạn có nguy cơ bị tim mạch, bị cao huyết cáo hoặc béo phì thì nên bớt thịt trong các bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó hãy bổ sung các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ hoặc sữa đậu. Đây là những nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như canxi, magie, vitamin B,... và có thể thay thế thịt nạc. Các chế phẩm từ đậu còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim, ung thư, thận,....
Thêm đậu và bớt thịt
Đi bộ nhiều hơn và đi xe ít lại
Cuộc sống mưu sinh bận rộn khiến chúng ta ít có thời gian cho việc luyện tập hoặc các thể loại vận động khác, đặc biệt là đi bộ. Đa phần mọi người đều chọn đi xe để tiết kiệm thời gian. Từ đó hình thành nên thói quen đi xe. Vì vậy mà mỗi lần phải đi bộ lâu, đa phần những người đã quen đi xe đều cảm giác rất mệt mỏi.
Tuy nhiên việc đi bộ không chỉ giúp chúng ta vận động nhiều hơn mà còn giảm tốc độ lão hoá. Bên cạnh đó là cân bằng huyết áp, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu tại Mỹ còn cho thấy việc đi bộ thường xuyên giúp tăng khả năng sáng tạo.
Đi bộ nhiều hơn và đi xe ít lại
Tổng kết
Cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên bận rộn và có nhiều nỗi lo hơn. Vì vậy, cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ để có thể đảm đương hết mọi công việc của mình. Để khỏe mạnh hơn mỗi ngày, bạn có thể áp dụng các quy tắc “thêm” và “bớt” mà chúng tôi đã gợi ý. Để biết thêm nhiều cách cải thiện sức khoẻ và đời sống, đừng quên tải ngay ứng dụng Utop nhé!