Ông bà ta thường nói “Thứ nhất là đau mắt, thứ nhì mới đến dắt răng". Đây là câu nói hoàn toàn đúng bởi vì bệnh đau đỏ mang lại cảm giác vô cùng khó chịu và đau nhức. Bên cạnh việc đến bệnh viện, cũng có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng tại nhà. Hãy cùng Utop điểm qua những cách làm giảm triệu chứng đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhé!
Những cách làm giảm triệu chứng mắt đỏ tại nhà hiệu quả
Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ
Trước khi đến với cách làm giảm triệu chứng, hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về căn bệnh này. Đầu tiên, đau mắt đỏ còn có tên khác là viêm kết mạc. Đây là một bệnh lý xảy ra do nhiễm trùng màng trong suốt lót mí mắt trên và dưới. Nguyên nhân chính của đau mắt đỏ là thường là các loại vi khuẩn, vi rút và dị ứng. Đối với trẻ sơ sinh thì nguyên nhân là do tuyến lệ chưa mở hoàn toàn.
Các triệu chứng cơ bản của bệnh đau mắt đỏ bao gồm:
- Đỏ mắt
- Cảm giác ngứa hoặc cộm ở mắt
- Mắt tiết ra nhiều dịch (nước mắt hoặc dịch mủ màu vàng xanh)
- Bị đau mắt, giảm thị lực khi tiếp xúc với ánh sáng
- Mắt bị đóng ghèn, đóng màng sau khi thức dậy
Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ
Những cách làm giảm triệu chứng mắt đỏ tại nhà
Chườm mát mắt
Một trong những triệu chứng của bệnh mắt đỏ là bị ngứa, chảy nhiều dịch, bị cộm, bị đau ở mắt và vùng xung quanh. Việc chườm mát sẽ góp phần làm dịu lại cơn đau, giảm triệu chứng sưng và đỏ mắt. Cách thực hiện thì vô cùng đơn giản. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc khăn sạch hoặc gạch sạch. Sau đó ngâm vào nước lạnh rồi vắt bớt nước và chườm lên mắt trong vài phút. Việc chọn khăn rất quan trọng. Bạn hãy lưu ý chọn khăn thật sạch và mềm để không làm tổn thương vùng mắt.
Lau mắt bằng khăn ẩm
Khi bị đau mắt đỏ, mắt sẽ tiết ra nhiều dịch. Đó có thể là nước mắt hoặc dịch mủ tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh. Bạn cần phải dùng khăn để lau nếu không sẽ đóng lại lớp vảy ở mắt gây ngứa và khó chịu. Nếu lau nhiều lần bằng khăn khô sẽ làm tổn thương vùng xung quanh mắt gây đỏ và sưng. Vậy nên hãy dùng khăn ẩm và mềm nhé! Việc lau bằng khăn ấm cũng giúp dễ dàng làm sạch đi lớp dịch mủ tiết ra bám ở mắt và lông mi. Sau khi lau xong, bạn có thể dùng khăn ẩm đắp lên mắt trong vài phút để làm dịu mắt.
Lau mắt bằng khăn ấm
Dùng thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt hỗ trợ làm sạch và loại bỏ những dị vật ở mắt. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng đau và ngứa. Bạn nên ưu tiên chọn những loại thuốc nhỏ mắt có thành phần dịu nhẹ để hạn chế bị kích ứng.
Dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau không giúp trị được bệnh mắt đỏ nhưng có thể góp phần làm dịu đi cơn đau. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc mà vẫn không có dấu hiệu giảm đau thì bạn nên dừng lại và đến gặp bác sĩ. Việc chọn thuốc cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu có ý định sử dụng phương pháp này thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia hoặc người có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Không chạm tay vào mắt
Mỗi ngày, tay chúng ta tiếp xúc với vô số vật thể và bám rất nhiều bụi bẩn cũng như vi khuẩn. Vậy nên bạn cần hạn chế đưa tay lên mắt để tránh mắt bị bám bụi, vi khuẩn. Việc đưa tay lên mắt có thể làm các triệu chứng trở nên nghiệm trọng hơn. Không chỉ vậy, còn có khả năng lây nhiễm bệnh đau mắt từ mắt này sang mắt kia hoặc sang người người khác nếu họ tiếp xúc với bạn.
Không chạm tay vào mắt
Không dùng kính áp tròng
Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các loại kính áp tròng thì nên ngừng lại trong khoảng thời gian bị bệnh đau mắt đỏ. Khi muốn sử dụng lại thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, khi dùng trở lại cũng cần đảm bảo vệ sinh kính áp tròng và mắt thật sạch trước và sau khi sử dụng.
Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?
Những cách trên chỉ góp phần làm giảm các triệu chứng do bệnh đau mắt đỏ gây nên chứ không giúp điều trị dứt điểm. Bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và điều trị. Bạn cần đến bác sĩ ngay nếu như mắc phải những trường hợp sau:
- Khi mắt bị đau, ngứa, chảy dịch mủ hoặc nước mắt liên tục mà nguyên nhân không phải do bị bụi bay vào.
- Các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần và không có dấu hiệu giảm.
- Mắt có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc viêm ngày càng nặng hơn.
- Bạn có tiền sử bị bệnh mắt, hệ thống miễn dịch yếu.
- Đối với trẻ em thì khi phát hiệu triệu chứng cần đưa đến bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh sởi.
Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?
Kết luận
Đau mắt đỏ là một căn bệnh thường gặp và cũng vô cùng nguy hiểm. Nếu không biết cách chăm sóc cũng như nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mắt. Hãy chia sẻ những cách giảm triệu chứng bệnh mắt đỏ tại nhà đến với mọi người nhẻ! Đừng quên tải ứng Utop để tham khảo thêm nhiều mẹo vặt hữu ích.