Nguyên nhân mắc bệnh đậu mùa? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất
Thời xa xưa, bệnh đậu mùa từng là một trong những căn bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử, tàn phá dân số gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con người. Ngày nay, với nền y học phát triển, bệnh đậu mùa không còn là “cơn ác mộng”. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan và phải luôn đề phòng nó. Hãy để Utop giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đậu mùa hiệu quả qua bài viết sau.
1. Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa là một loại bệnh truyền nhiễm do virus variola gây nên dẫn đến sốt, phát ban và có tỉ lệ tử vong cao. Có 2 chủng virus đậu mùa thường gặp là: Bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).
Các dấu hiệu để nhận biết là
Bệnh đậu mùa thể nặng
- Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày
- 2 đến 3 ngày đầu tiên sẽ sốt, cơ thể đau nhức và mệt mỏi nặng hơn là có thể đau bụng hoặc nôn ói.
- Sau đó xuất hiện ban đỏ ở niêm mạc miệng họng, lan dần ra mặt, tay và cuối cùng là khắp cơ thể. Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt ban đỏ sẽ phát triển thành mụn mủ, có nước, căng bóng. Sau 8 hoặc 9 ngày thì đóng vảy và để lại sẹo. Người mắc bệnh có tỷ lệ tử vong khoảng 30% và khoảng 5 đến 10% người bệnh phát triển thành biến thể xuất huyết hoặc biến thể ác tính.
Dạng xuất huyết: hiếm hơn, phát bệnh nhanh gây xuất huyết ở da và niêm mạc; gây suy tim, chảy máu…tử vong trong vòng 5 hoặc 6 ngày kể từ khi có triệu chứng sốt.
Dạng ác tính: người bệnh xuất hiện các triệu chứng như thể nặng, tuy nhiên khi xuất hiện mụn mủ chúng gây tổn thương da nghiêm trọng dẫ đến nhiễm trùng, nếu can thiệp y tế chậm trễ sẽ khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Bệnh đậu mùa thể nhẹ:
Bệnh đậu mùa thể nhẹ dẫn đến các triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn, có phát ban ít lan rộng hơn. Tỷ lệ tử vong thấp hơn 1%.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa là do con người hít phải các virus đậu mùa (variola) trong không khí. Chủ yếu thông qua ba “con đường” sau:
- Trực tiếp từ người sang người: bệnh lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần (dưới 1,8m), mặt đối mặt với người nhiễm bệnh trong thời gian dài; trong khi nói chuyện virus đậu mùa từ các dịch vùng họng, mũi, niêm mạc bay ra và tiếp xúc sang các vùng niêm họng mạc, mũi của ta, làm tổ và gây bệnh.
- Gián tiếp từ người bệnh: đôi khi, virus trong không khí có thể lây lan xa, thông qua việc ở cùng trong một không gian kín như tòa nhà, xe buýt, đi cùng ô tô, thang máy…
- Tiếp xúc với vật dụng có virus trên bề mặt: tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như tấm trải giường hay quần áo của người bệnh
Tỷ lệ lây bệnh qua các thời kỳ của bệnh:
- Khi mới xuất hiện các triệu chứng sốt, đau nhức cơ thể, đau họng… các virus đậu mùa chưa thể gây lây lan từ người sang người; thường sẽ bắt đầu lây lan khi xuất hiện các vết ban đỏ và tổn thương ở niêm mạng họng
- Khi các vết ban đã lan ra toàn cơ thể và mọng nước là thời điểm virus có thể lây nhiễm mạnh mẽ nhất.
- Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm khi các nốt ban đỏ đóng vảy, tuy nhiên nếu bạn có sức đề kháng kém thì vẫn không nên tiếp xúc với người bệnh lúc này.
- Bất kì vật chủ nào khi mang mầm bệnh đều sẽ thể ra triệu chứng, hiện tại chưa phát hiện trường hợp côn trùng hay động vật nào mắc bệnh đậu mùa.
3. Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Bệnh đậu mùa không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đe dọa đến tính mạng mà còn gây mất thẩm mỹ cho làn da con người bởi những vết sẹo do nó để lại. Vì vậy, hãy “phòng bệnh hơn chữa bệnh” hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; thường xuyên tập thể dục để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sẵn sàng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, thường xuyên rửa và sát khuẩn tay sau khi tiếp xúc với các vật dụng ở nơi công cộng, không đưa tay lên dụi mắt, hoặc mút tay.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài; khi bị ho, hắt hơi nên dùng khăn tay che lại không để nước bọt phá án ra không khí; không khạc nhổ mất vệ sinh ở nơi công cộng.
- Sử dụng đồ bảo hộ khi chăm sóc người bệnh, sau đó sát khuẩn toàn bộ cơ thể sau khi xong việc
- Nếu không may tiếp xúc gần với nguồn bệnh mà không có các biện pháp bảo hộ, bạn nên tiêm vắc xin trong vòng 3 – 4 ngày để giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng, hạn chế tỉ lệ lây lan sang cộng đồng. Đồng thời, tự giác cách ly ở phòng riêng, báo với cơ sở y tế địa phương.
- Khi cơ thể phát bệnh nên bổ sung các loại vitamin từ trái cây, uống nhiều nước để tăng cường giải độc cho cơ thể, hạn chế việc mất nước. Nếu xuất hiện các nốt ban đỏ, mụn mủ dày đặc bạn nên đến các cơ sở y tế để có phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.
Utop tin rằng bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh đậu mùa cũng như có cái nhìn chân thật về nó, từ đó có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để biết thêm nhiều thông tin các chương trình giảm giá, sử dụng các tiện ích online khác đặc biệt còn nhận được nhiều voucher, khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho bạn thỏa sức ăn uống, mua sắm hãy tải ngay App Utop nhé!