Mỡ máu cao là bệnh gì? Ăn uống gì để phòng tránh mắc bệnh
Nếu ai đang có người thân hoặc chính là người đang có nguy cơ béo phì và thừa cân thì sẽ có rất nhiều điều để lo lắng cho biến chứng sau này. Và một trong số phải nói đến bệnh mỡ máu cao, gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe. Cùng Utop tìm hiểu mỡ máu cao là bệnh gì và cách ăn uống để phòng tránh bệnh này dưới bài viết này!
1. Mỡ máu cao là bệnh gì?
Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn mỡ máu hoặc máu nhiễm mỡ hay còn gọi là tăng cholesterol máu. Bệnh có đặc trưng là tăng nhanh thành phần mỡ gây hại có trong cơ thể và làm hạn chế, tiêu biến đi lượng mỡ bảo vệ cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến cơ thể. Người mắc bệnh sẽ được chẩn đoán máu mỡ trong máu cao khi các chỉ số về mỡ và máu vượt qua các ngưỡng như sau:
- Cholesterol > 6,2 mmol/L.
- Triglyceride > 2,3 mmol/L.
- LDL - cholesterol > 4,0 mmol/L.
- HDL - Cholesterol < 1 mmol/L.
2. Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Đầu tiên với các triệu chứng mà mỡ máu cao tác động lên cơ thể là rất mơ hồ nên bệnh nhân sẽ không cảm nhận được nó tác động như thế nào đến sức khỏe của mình. Chỉ khi nào LDL - cholesterol dư thừa bám vào các thành động mạch ngày một nhiều thì nó sẽ thành những mảng bám dày, lúc này nó sẽ làm thu hẹp lòng mạch máu và giảm lưu lượng máu chảy đến tim, não và các chi trên cơ thể. Chưa kể đến việc mảng bám này có thể vỡ ra làm hình thành cục máu đông gây ra các biến chứng rất nguy hiểm.
Các biến chứng của bệnh đó là:
Bệnh tim mạch vành: các mảng bám khi tích tụ làm giảm lưu lượng máu chảy tới tim, dẫn đến tình trạng của các cơn đau thắt ngực và đau tim. Qua thời gian thì các chức năng của tim sẽ suy yếu dần, dẫn đến suy tim.
Đau tim: với tình trạng khi thành mảng bám vỡ ra làm hình thành lên các cục máu đông trong động mạch sẽ khiến máu lưu thông tới tim ít, dẫn đến không đủ oxy và gây ra những cơn đau tim.
Đột quỵ: cục máu đông làm ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông oxy tới não. Khi không có oxy trong thời gian ngắn thôi cũng đủ để làm tế bào não chết đi, các triệu chứng xuất hiện như suy nhược cơ thể một cách đột ngột, tê liệt tứ chi, méo miệng, gặp khó khăn khi nhìn,...
Bệnh tiểu đường: khi lượng LDL - cholesterol cao thì cũng tỉ lệ thuận với nguy cơ tăng bệnh tiểu đường.
Tăng huyết áp và suy nội tạng: bệnh lý này ảnh hưởng đến huyết áp vì ngăn chặn dòng chảy của các động mạch và suy nội tạng, nhất là gan. Có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và suy giảm các chức năng của gan hay thậm chí là ung thư gan.
3. Nguyên nhân mắc bệnh mỡ máu
Bệnh lý này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể là do tiểu sử gia đình đã có tình trạng liên quan tới cholesterol trước đó. Đây có thể là một tình trạng bệnh lý do sự đột biến gen di truyền từ gen của cha mẹ, ông bà. Những người bị di truyền bẩm sinh như thế này thường mắc những bệnh lý liên quan như béo phì từ khi còn nhỏ.
Yếu tố lối sống sinh hoạt cũng là một vấn đề rất đáng lưu ý như ăn uống không lành mạnh, thành phần ăn có nhiều chất béo bão hòa như các loại thịt đỏ, kem, sữa, bơ,...
Tiêu thụ quá nhiều sản phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như đồ uống có gas, khoai tây chiên, bắp rang bơ, bánh quy,...
Không chịu vận động tập thể dục thể thao, lười hoạt động thể chất.
Sử dụng thuốc lá cùng những chất kích thích khác cũng là nguyên nhân dẫn tới mỡ máu cao.
Béo phì cũng là nguyên nhân dẫn tới máu nhiễm mỡ do lượng cholesterol xấu bị nạp vào và tích tụ nhiều.
Yếu tố sức khỏe sẵn có xấu đi cũng là một cơ hội để bệnh lý này hình thành và phát triển. Các bệnh lý phổ biến để máu nhiễm mỡ phát triển đó là bệnh thận, suy giáp, bệnh gan, đa u tủy, xơ gan mật tiên phát, PCOS, bệnh tiểu đường, Lupus.
4. Ăn uống gì để phòng tránh mỡ máu cao?
Đầu tiên bạn nên tránh ăn thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol, chẳng hạn như các thực phẩm béo như bơ, thịt lợn mỡ, mỡ động vật. Với mỡ động vật bạn nên thay vào đó là các loại dầu thực vật từ đậu nành hoặc oliu.
Tránh ăn những đồ từ sữa khi được chẩn đoán mắc máu mỡ cao như bánh quy, sữa, bơ, và các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường khác. Nếu sử dụng sữa thì bạn nên sử dụng những sản phẩm sữa tách bơ.
Với những thực phẩm chứa nhiều calo thì cũng giảm lại ở mức vừa đủ, chẳng hạn như các loại thịt và cá chỉ dùng khoảng 150-200g mỗi ngày, đối với trứng thì chỉ nên dùng 3 quả một tuần. Hạn chế ăn bánh kem, phomai, kẹo ngọt,...
Không sử dụng chất kích thích vì chúng làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và gián tiếp làm tăng mỡ máu.
Bài viết trên đây đã cho bạn biết cơ bản về “mỡ máu cao” các triệu chứng và cả các cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích, đặc biệt còn nhận được nhiều voucher, khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho bạn thỏa sức ăn uống, mua sắm hãy tải ngay App Utop ở đường link dưới này nhé!