Chăm sóc trẻ em bị ốm luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Bởi vì trẻ em luôn nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Vì vậy, trong bài viết này, Utop sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ một số mẹo để chăm sóc con khi trẻ bị ốm và giúp trẻ mau chóng hồi phục. Các mẹo này không chỉ giúp trẻ hồi phục mà còn giúp các bậc cha mẹ tránh được tình trạng trẻ bị tái phát bệnh sau khi đã hồi phục.
Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị ốm để mau chóng hồi phục
Cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái
Cho trẻ nghỉ ngơi là một trong những cách quan trọng để giúp trẻ phục hồi sức khỏe khi trẻ bị ốm. Khi trẻ bị ốm, cơ thể của trẻ đang chiến đấu với các vi khuẩn và virus gây bệnh, do đó nó cần thời gian để phục hồi. Mẹ hãy cho trẻ ngủ đủ giấc, tuy nhiên nếu trẻ không muốn ngủ thì mẹ cũng đừng nên ép trẻ, hãy để trẻ tự do làm những điều mình thích. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng trong môi trường thoáng mát, cung cấp đồ chơi hoặc sách cho trẻ giải trí và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có triệu chứng bất thường mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái
Cho trẻ uống đủ nước
Khi trẻ bị ốm, sốt cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước rất nhiều. Việc uống đủ nước cũng giúp cơ thể đào thải các độc tố, vi khuẩn và giúp các cơ quan, mô của cơ thể hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, việc uống nước còn giúp trẻ giảm cơn đau do viêm họng, giúp hạ sốt, giảm khô họng và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Mẹ nên cho trẻ uống nước lọc, sữa, ăn thức ăn chứa nhiều nước như trái cây, rau xanh, súp, nước ép để bổ sung nước và dinh dưỡng cho trẻ.
Cho trẻ uống đủ nước
Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ của trẻ
Khi trẻ bị ốm, cơ thể sẽ có nhiệt độ cao hơn bình thường và việc đo nhiệt độ định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết sớm tình trạng bệnh của trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 lần một ngày và ghi lại kết quả để theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ trẻ. Khi trẻ sốt, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, lâu người bằng nước ấm để hạ nhiệt cho trẻ.
Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38 độ C, mẹ nên cho trẻ uống hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng thuốc hạ hạ sốt vì trẻ có thể bị ngộ độc paracetamol.
Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ của trẻ
Ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng
Để giúp trẻ mau chóng hồi phục khi bị ốm, việc đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng là rất quan trọng. Khi trẻ bị ốm, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để đối phó với bệnh tật, do đó cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để trẻ có đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật. Lưu ý nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa như súp, yến mạch, sữa chua…Nếu trẻ không muốn ăn vì mệt thì mẹ cũng không nên ép trẻ, chỉ cho ăn theo như cầu của trẻ.
Ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng
Cách chăm sóc khi trẻ bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi, sổ mũi là một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh hoặc bị viêm đường hô hấp. Đây là tình trạng khi màng nhầy trong mũi của trẻ bị tắc nghẽn, gây khó thở và khó chịu. Để giúp trẻ giảm triệu chứng nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Sử dụng dung dịch muối sinh lý để rửa mũi: Dung dịch muối sinh lý là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ. Bạn có thể sử dụng bình xịt hoặc ống nhỏ để tiêm dung dịch muối vào mũi của trẻ, sau đó cho trẻ thổi nhẹ ra. Việc này giúp loại bỏ đầy đủ dịch nhầy và giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Đặt một miếng vải ẩm nóng lên mũi: Bạn có thể sử dụng một miếng vải ẩm nóng đặt lên mũi của trẻ để giúp màng nhầy mềm hơn, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Sử dụng máy hút mũi: Máy hút mũi là một công cụ hỗ trợ giúp loại bỏ đầy đủ dịch nhầy và giảm triệu chứng nghẹt mũi cho trẻ. Bạn chỉ cần đặt đầu máy vào mũi của trẻ và hút nhẹ để lấy đi dịch nhầy.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ: Uống đủ nước giúp giảm triệu chứng khô mũi và giữ cho màng nhầy mềm mại hơn.
Cách chăm sóc khi trẻ bị nghẹt mũi
Làm dịu cổ họng và giảm ho cho trẻ
Khi trẻ đang bị ho hoặc đau họng, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn, thức uống lạnh mà hãy cho trẻ uống nước ấm và đồ ăn ấm để làm dịu cổ họng, giảm cơn ho cho trẻ. Nếu trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống mật ong pha với nước ấm, vì mật ong có tính kháng khuẩn và làm dịu cổ họng. Trẻ trên 7 tuổi, mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch miệng và cổ họng, giúp giảm đau và kháng khuẩn. Còn những trẻ dưới 1 tuổi mà ho nhiều, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Làm dịu cổ họng và giảm ho cho trẻ
Tổng kết
Trên đây là những cách chăm sóc trẻ mà Utop tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ một cách tốt hơn. Nhớ theo dõi Blog Utop để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về cuộc sống và đừng quên tải ứng dụng Utop để mua voucher giá ưu đãi đi chợ online thả ga cho gia đình mình. Tải ngay bạn nhé!