Mách bạn 7 mẹo cải thiện giấc ngủ hiệu quả ngay tại nhà
Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người. Theo nghiên cứu thì ⅓ thời gian cuộc đời được dành để ngủ. Nhưng hiện nay, vẫn còn nhiều người vẫn ngủ không đúng giấc, phản khoa học… làm cho chất lượng giấc ngủ đi xuống. Nắm bắt được vấn đề này “Utop” sẽ bật mí cho bạn top 7 mẹo cải thiện giấc ngủ hiệu quả tại nhà ngay trong bài viết này nhé!
1. Ngủ đủ giấc quan trọng đến thế nào?
Do tình trạng công việc quá căng thẳng nên nhiều người có xu hướng ức chế giấc ngủ của mình bằng các loại chất kích thích như cafe, nước tăng lực, trà… để tỉnh táo và tiếp tục thức khuya để làm việc thậm chí có thể thức xuyên đêm. Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì suy nghĩ, trí óc nhạy bén. Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ.
Cải thiện trí nhớ, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Không có một loại thực phẩm chức năng hay thuốc nào giúp cho chúng ta có một trí nhớ tốt hơn là việc ngủ đủ và đúng giấc. Khi ngủ đủ và đúng giấc sẽ có một trí nhớ tốt và tinh thần minh mẫn. Từ đó đưa ra những quyết định và sự lựa chọn sáng suốt vì các nơ-ron thần kinh được nghỉ ngơi một cách tốt nhất.
Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, Khi đi vào giấc ngủ cơ thể sẽ tiết ra nhiều hợp chất mang tên Cytokines, một số cytokines lại rất cần thiết trong công cuộc bảo vệ hệ miễn dịch chống lại các chứng viêm và nhiễm trùng. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ thiếu cytokines nếu như ngủ không đủ giấc. Khi ngủ từ 4-5 tiếng/ ngày hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm.
Chủ động kiểm soát cân nặng. Hàm lượng hormone trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng khi thiếu ngủ, dẫn đến việc làm tăng cảm giác ngon miệng khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn. Bởi lẽ đó việc ăn khuya và thức khuya chính là một trong những nguyên nhân gây tăng cân. Đi ngủ đúng giờ và đúng giấc chính là một trong những cách giúp bạn kiểm soát cân nặng.
2.1 Thiếu ngủ làm suy giảm tập trung
Tác hại của việc thiếu ngủ chính là suy giảm sự tập trung, chú ý đến sự vật sự việc, khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tinh thần trở ủ rũ, mệt mỏi kéo theo đó khả năng tập trung cũng sẽ bị thuyên giảm. Theo các nghiên cứu cho rằng thiếu ngủ triền miên sẽ bị giảm đến 50% tốc độ phản ứng khi thực hiện các bài kiểm tra. Như vậy thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và chất lượng công việc.
2.2 Là nguyên nhân gây lão hóa
Một trong những tác nhân lớn nhất gây lão hóa da đó chính là thiếu ngủ. Khi cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol lúc thiếu ngủ, chất này có thể phá vỡ collagen điều này khiến làn da không còn sự đàn hồi, căng bóng và sức sống. Vì vậy để khắc phục tình trạng này bằng cách nâng cao chất lượng giấc ngủ.
2.3 Ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp
Bệnh tim, ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe người cao tuổi tuyệt đối không được chủ quan. Bởi sức khỏe của người lớn tuổi vốn đã yếu kết hợp thêm tình trạng thiếu ngủ kéo dài làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quy. Không chỉ thiếu ngủ kéo dài mà thiếu ngủ một đêm thì huyết áp có thể tăng khó kiểm soát.
2.4 Thiếu ngủ dẫn đến trầm cảm
Khi thiếu ngủ sẽ gây trầm cảm và làm gia tăng căng thẳng. Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc thì nồng độ cortisol, hormone căng thẳng theo đó mà tăng cao hơn, khiến bạn trở nên nóng nảy, rất dễ bị mất bình tĩnh. sức khỏe tinh thần bị sa sút do giấc ngủ bị rối loạn. Điều này cũng làm mất đi sự tươi tắn, tỉnh táo như trước và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống đặc biệt biệt là các mối quan hệ.
2.5 Mất tập trung, ngủ gà ngủ gật
Thiếu ngủ khiến bạn lúc nào cũng trong tình trạng ngủ gà, ngủ gật khó kiểm soát. Chính vì do ban đêm thiếu ngủ cho nên bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ, cơ thể uể oải. Cùng với với khả năng tập trung bị suy giảm thì việc ngủ gật bất cứ lúc nào là một điều không thể tránh khỏi ngay cả khi đang ăn, đang học, đang làm việc, hay cả khi lái xe,…gây những hậu quả nghiêm trọng.
3. Top 7 mẹo cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Một giấc ngủ sâu đúng giờ đủ giấc chính là chìa khóa duy trì một cơ thể khỏe mạnh, mang lại nguồn năng lượng tích cực, giúp có thể tràn đầy sinh lực và có một khối óc minh mẫn, nhạy bén cho các hoạt động hằng ngày. Vậy làm như thế nào để có một giấc ngủ chất lượng đạt được hiệu quả tối đa, hãy tham khảo những mẹo dưới đây nhé!
3.1 Xem giường là nơi để ngủ
Chỉ xem giường là nơi để ngủ, giường chỉ là nơi để bạn an giấc chứ không phải là nơi để bạn sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính trước khi ngủ. Kéo dài thói quen này một thời gian dài có thể khiến cho não bộ nhầm lẫn, hình thành thói quen nối giường với sự thức giấc, dẫn đến tình trạng khó khó ngủ. Ánh sáng xanh có trên các thiết bị điện tử ngăn chặn tiết các chất như melatonin, hormone quan trọng của giấc ngủ.
3.2 Nghỉ ngơi theo nhịp điệu cơ thể
Nghỉ ngơi theo đúng nhịp điệu của cơ thể, đây chính là bước đệm dẫn đến một giấc ngủ chất lượng. Hãy nhớ rằng cơ thể của con người rất dễ thích nghi chính vì thế chênh lệch múi giờ hay lịch ngủ không đồng đều cũng có thể làm rối loạn nhịp điệu sinh học tự nhiên của cơ thể. Hãy giữ cho mình thói quen ngủ và thức giấc trong một khung giờ.
3.3 Thư giãn trước khi đi ngủ
Để cho bản thân vào trạng thái thư giãn trước khi ngủ. Theo các chuyên gia tại Harvard khuyên rằng nên thực hiện một thói quen trước 60 phút, khi đi vào giấc ngủ để giúp thời gian thức và ngủ trở nên suôn sẻ hơn. Tránh tham gia các hoạt động mang yếu tố căng thẳng trước khi đi ngủ vì chúng có thể kích hoạt cortisol, hormone căng thẳng khiến bạn tỉnh táo.
3.4 Màu sắc phòng ngủ cũng rất quan trọng
Decor phòng ngủ ấm cúng cũng là một trong 7 giải pháp cải thiện giấc ngủ. Gợi ý các gam màu trầm như vàng nâu, nâu… có thể sử dụng các tấm rèm để ngăn ánh sáng, giúp não bộ có thể dễ dàng nhận biết, tiếp nhận các dấu hiệu rằng "đã đến giờ đi ngủ”.
3.5 Giữ nhiệt độ phòng ngủ ổn định
Nhiều người trong chúng ta đã quen với việc để nhiệt độ phòng ấm áp khi hoạt động vào ban ngày. Nhưng đây không phải là mức nhiệt độ thích hợp vào ban đêm vì quá nóng. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống khi đi ngủ vì vậy nhiệt độ phòng phù hợp để đi ngủ là từ 20 độ C- 30 độ C.
3.6 Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh
Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh điều này sẽ tác động tích cực trong quá trình cải thiện chất lượng giấc ngủ. Quá đói hay quá no tác động khá nhiều đến giấc ngủ. Bạn nên ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng. Không sử dụng các loại đồ uống chứa các chất kích thích như cồn, caffein trước khi đi ngủ điều này có thể ức chế bạn chìm vào giấc ngủ sâu.
3.7 Từ bỏ thói quen ngủ ngắn
Hạn chế tối đa giấc ngủ ngắn. Nguyên nhân giấc ngủ ngắn đến từ việc ngủ trưa quá nhiều vào ban ngày có thể khiến bạn khó ngủ khi màn đêm xuống. Chỉ nên ngủ trưa 20-30p mỗi ngày để có một giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Chung quy lại thì thiếu ngủ hay mất ngủ mang lại những tác động tiêu cực với sức khỏe cũng như các hoạt động thường thường nhật và các mối quan hệ xung quanh. Chính vì vậy giải pháp tốt nhất là có một giấc ngủ chất lượng đúng giờ và đủ giấc. Giúp bạn trở nên tươi tắn cũng như có thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, một lịch trình học tập và làm việc khoa học để cân bằng và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.
Gợi ý cho bạn app Utop. Đến với Utop có thể mua thức ăn, thực phẩm, đặt vé xem phim cùng muôn vàn tiện ích online khác.. đặc biệt nhận voucher siêu ưu đãi. App “Utop” hiện tại đã có mặt trên các nền tảng ứng dụng như App Store, CH Play. Nhanh tay tải miễn phí app Utop nhận ngay ưu đãi hấp dẫn bạn nhé!