Khám phá khu di tích lịch sử một thời oai hùng tại Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là một di tích lịch sử tại quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vào thời Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng nhà tù này với mục đích giam giữ những chiến sĩ cách mạng, tử tù, tù nhân chính trị,... Ngay sau đây các bạn hãy cùng Utop đi tìm hiểu về Nhà tù Côn Đảo và các câu chuyện lịch sử oai hùng tại nơi này qua bài viết này nhé!
1. Nhà tù Côn Đảo ở đâu?
Nhà tù Côn Đảo là nhà tù nằm tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà tù này được gọi là “địa ngục trần gian”, nơi đây có 127 phòng giam và có đến 504 phòng biệt giam - “chuồng cọp”. “Chuồng cọp” là khu giam giữ khắc nghiệt nhất. Những phòng giam trong khu này chỉ rộng khoảng 5m2, không có giường nằm, nằm trên nền xi măng, chân những tù nhân sẽ bị xích và thường xuyên bị tra tấn tàn bạo.
Nhà tù này được đế quốc Mỹ và chính quyền thực dân Pháp bắt đầu xây dựng vào năm 1862. Hiện nay, thủ tướng chính phủ nước Việt Nam ta đã đưa nhà tù Côn Đảo vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt cùng với 17 di tích thành phần.
2. Di chuyển đến nhà tù Côn Đảo như thế nào?
Nhà tù Côn Đảo nằm ngay tại trung tâm huyện Côn Đảo. Nếu bạn đi từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc các huyện tỉnh khác đến Côn Đảo thì có thể duy chuyển bằng máy bay, sẽ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Còn nếu bạn ở trong khu vực huyện Côn Đảo thì có thể dễ dàng tới nhà tù Côn Đảo bằng xe máy. Nếu bạn ở tỉnh Sóc Trăng thì có thể di chuyển bằng tàu.
3. Tham quan nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo có tới 17 di tích thành phần bao gồm:
Nhà Chúa Đảo: nơi đây có diện tích 18.600m2, từng là nơi 53 đời Chúa Đảo làm việc. Từ sau khi giải phóng đến nay, nhà Chúa Đảo là nơi trưng bày của khu di tích lịch sử Côn Đảo.
Cầu Tàu: nơi đây được xây dựng từ năm 1873. Cầu Tàu có chiều dài khoảng 130m và rộng 4.8m. Nó gồm có hai cánh chính, một cánh phụ và ở phía mũi được tạo thành hình chữ T. Nơi đây đã chứng kiến biết bao nỗi khổ cực của những người bị tù đày.
Trại 1, trại 2, trại 3, trại 4, trại 5, trại 6, trại 7, trại VIII đều là các trại giam của nhà tù Côn Đảo. Mỗi trại đều có rất nhiều phòng giam và bao quanh là hệ thống tường đá cao và dày.
Trại IX: khi khu trại này đang được đổ bê tông và đúc cột thì bị dỡ bỏ bởi khi ấy hiệp định Paris được ký kết.
Phòng điều tra: nơi đây là nơi làm việc, nơi hỏi cung các tù nhân và lưu trữ hồ sơ hỏi cung.
Cầu Ma Thiên Lãnh: cầu này có tên như vậy là vì tù nhân đã đặt theo tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh của Triều Tiên.
Khu biệt lập Chuồng Bò: đây được coi là “nghĩa địa của tù nhân” - nơi tù nhân phải lao động khổ sai.
Nhà Công Quán: được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và có diện tích khoảng 850m2. Danh nhân văn hóa thế giới Charles Camille Saint Saens đã dừng chân tại nơi đây và viết nốt 3 chương cuối của vở nhạc kịch Brunchida.
Lò Vôi: nơi đây là chứng tích về chính sách bóc lột tàn bạo, chế độ nhà tù khắc nghiệt đã làm dập tắt ý chí đấu tranh của các chiến sĩ, nhân dân Việt Nam bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo.
Nghĩa trang Hàng Dương: chính là nơi yên nghỉ của những đồng bào, chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trước sự tù đày, tra tấn dã man của bọn thực dân, bọn đế quốc. Vào năm 1992, nơi đây được đầu tư tôn tạo và được chia làm 4 khu: khu A, khu B, khu C và khu D.
4. Lịch sử nhà tù Côn Đảo
Như đã nói ở trên, nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1862. Và cho tới năm 1975, có khoảng hơn 200.000 tù nhân đã bị giam giữ tại nơi này.
Về lịch sử: vào ngày 1/2/1862 tại Nam Kỳ, thống đốc Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp thua cuộc và sau đó nhà tù Côn Đảo được chính quyền miền Nam sử dụng để giam giữ tù nhân. Khoảng cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nơi này đã được khôi phục lại và trở thành bảo tàng ghi lại những tội ác mà thực dân Pháp và chính quyền Mỹ đã gây ra cho nhân dân ta.
5. Câu chuyện ở nhà tù Côn Đảo
Những tù nhân ở đây bị tra tấn bằng roi, bằng gậy, bằng những biện pháp tàn bạo nhất, tra tấn từ bên trên. Mỗi buồng giam đều có thùng nước và vôi bột. Cai ngục sẽ đổ ào nước vào tù nhân và rắc vôi mịt mù mỗi khi tù nhân có dấu hiệu phản đối. Không những bị tra tấn mà tù nhân còn bị bỏ đói vô cùng tàn bạo.
Suốt 113 năm từ 1862- 1975 đã có hàng vạn tù nhân bị giam giữ tại Côn Đảo. Thống kê cho thấy có 7.448 tù nhân, trong đó 4.234 là tù chính trị, 3.214 là phạm nhân thường và quân phạm, 494 tù nhân là nữ. Để lại nhiều câu chuyện và niềm tự hào dân tộc trong mỗi người đã đến đây, đồng thời cũng là sự biết ơn những chiến sĩ đã hy sinh để dành lại nền độc lập, giải phóng cho dân tộc như hiện tại.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin hay nhất về “địa ngục trần gian” nhà tù Côn Đảo mà Utop muốn gửi tới các bạn. Bạn yêu thích du lịch khám phá lịch sử của dân tộc thì đừng bỏ qua địa điểm này nhé!
Utop không chỉ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích về du lịch, đời sống, lịch sử,... mà còn dành tặng cho bạn những ưu đãi, voucher dịch vụ, voucher ăn uống hấp dẫn. Nhanh tay tải app Utop về máy ngay thôi nào!