Thành phố Huế từng là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, vì vậy mà Huế được xem là một trong những nơi có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời nhất nước ta. Trong đó, nổi bật nhất với Cung An Định hơn 100 tuổi là nơi đã “lôi cuốn” không ít khách du lịch đến với Huế. Cùng mình khám phá toàn cung điện cổ này nha!
1. Sơ lược lịch sử Cung An Định
Cung An Định được xây dựng dưới thời vua Khải Định vào năm 1917. Đây là một kiến trúc kiệt tác của thời nhà Nguyễn với phong cách Châu Âu kết hợp với cách trang trí truyền thống. Trong khuôn viên rộng lớn, nhà vua đã thực hiện cải tạo phủ An Định để khởi công xây dựng những công trình mới.
Song sau một khoảng thời gian dài bị đưa vào quên lãng, dưới sự tác động của thời gian, chiến tranh, không được bảo quản thường xuyên, nên vẻ đẹp của cung An định bị lấp phủ, thậm chí là hư hại và xuống cấp nghiêm trọng. Mãi đến năm 2001 mới được tu sửa lại, cho đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung lập và lầu Khải Tường.
2. Cung An Định- Huế có địa chỉ ở đâu?
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, tại đường số 97, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế. Nằm cách trung tâm thành phố 2 - 3 km nên rất thuận tiện cho việc đi lại và tham quan Cung An Định.
3. Có cần mua vé khi vào tham quan không?
Vì là một trong những di tích lịch sử của nhân dân ta, việc mua vé là một điều đương nhiên. Cũng như bao di tích khác, bất cứ mọi du khách muốn tham quan cung điện đều phải mua vé. Giá vé tham khảo: 20-30k/ 1 người
Vé được bán ngay ở cổng di tích các bạn nên chú ý.
4. Cung An Định có gì cho bạn khám phá?
- Kiến trúc
Khi còn nguyên vẹn, cung An Định có khoảng 10 công trình, đó là Bến thuyền, cổng chính, lầu Khải Tường, đình Trung Lập, Hồ nước, chuồng thú, nhà hát, Cửu Tư Đài…Tuy nhiên đến nay chỉ còn lại 3 công trình vẫn giữ được những nét kiến trúc khá nguyên vẹn đó là: Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Đầu tiên ta phải nói đến cổng chính- một trong những nét kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện này. Có lối thiết kế theo kiểu tam quan với hai tầng, các chi tiết xung quanh được trang trí bằng sành sứ rất kỳ công. Ngay cả tầng 1 và tầng 2 đều có điểm nhấn riêng, theo từng đề tài riêng biệt mang đậm tính truyền thống dân tộc. Và đây là chiếc cổng “độc nhất”, vì muốn vào cung điện bạn bắt buộc phải đi qua cánh cổng chính.
Tiếp theo, đó là Đình Trung Lập, với kết câu kiểu đình bát giác với phần nền cao, mái cấu tạo theo dạng cổ lầu, chia thành 2 lớp. Bên trong đình có một bức tượng đồng vua Khải Định được đúc vào năm 1920, là bức tượng được cân đo theo đúng tỷ lệ và được điêu khắc một cách tỉ mỉ nên bạn sẽ có cảm giác giống người thật khi nhìn vào.
Đi qua Đình Trung Lập, mọi ánh mắt của ta sẽ đổ dồn vào Lầu Khải Tường. Đây cũng chính là công trình chính của kiến trúc cung An Định. Lầu được chia làm 3 tầng với diện tích khoảng 745 m2, được xây dựng theo kiểu Châu Âu với nhiều vật liệu khác nhau. Chưa hết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ở bên ngoài, chúng ta tiếp tục được chiêm ngưỡng bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao và những đồ nội thất đặc ở tầng1, nổi bật hơn đó là bức tranh đặt trên các mảng tường, viền ốp bằng khung gỗ, chạm khắc hình lá sen, hoa mai vô cùng tinh xảo.
- Giai thoại Hoàng Hậu Phương Nga
Chúng ta đều biết rằng công trình này đã gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia giai đoạn cuối của Triều Nguyễn. Đặc biệt là vị hoàng hậu Nam Phương, từng là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam.
Bà là vợ của vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam hâm chơi, bù nhìn cho Pháp, nhưng bà lại là một Hoàng Hậu có đủ phẩm chất, một phụ nữ hiền thục, nhân từ và đạo đức. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này của bà đã trải qua khá nhiều thăng trầm do mối quan hệ khác của vua.
Với sự kiêu hãnh của người phụ nữ có học thức, bà đã chọn im lặng và sống chăm lo cho các con, đến 1947 bà sang Pháp định cư và sống luôn ở đó.
- Góc chụp ảnh nguy nga, cổ kính
Những góc chụp ảnh được nhiều bạn trẻ “ săn đón” tại cung điện như góc ban công “ thần thánh”, ô cửa sổ đón nắng, góc cầu thang, khu vườn tràn ngập hoa,..Cổng chính hay đình Trung Lập đều là những vị trí “ đắt khách” và không nên bỏ lỡ nếu đặt chân đến cung điện.
5. Lưu ý khi tham quan Cung An Định
- Lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái, tránh mặc váy ngắn, áo hai dây,...để giữ sự tôn kính và phép lịch sự.
- Không vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến cảnh quan của di tích.
- Không được vẽ bậy, dẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép.
- Nên theo dõi tình hình thời tiết trước khi đi, lựa chọn thời điểm thích hợp để tham quan.
6. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin về Cung An Định cổ kính tọa lạc tại Thành Phố Huế mà Utop muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp cho các bạn có một chuyến đi thật thú vị và đầy ý nghĩa. Đừng quên nhanh tay tải Utop để có cơ hội nhận được những voucher khuyến mãi ăn uống, mua sắm siêu đơn giản. Còn chần chờ gì nữa, tải ngay Utop nào!