Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ đang diễn ra phổ biến, khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trong bài viết này, Utop sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở nhà giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Hướng dẫn phòng tránh và cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà
Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease - HFMD) là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, do virus họ Enterovirus gây ra. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè và thu, có triệu chứng chính như sốt, viêm họng, và các vết phát ban trên tay, chân và miệng.
Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, lây qua đường tiếp xúc với người bệnh. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với dịch mũi, họng, nước bỏng từ trẻ bị nhiễm bệnh.
Các dấu hiện của bệnh tay chân miệng
Thời gian ủ bệnh: 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với virus.
Thời gian khởi phát từ 1 – 2 ngày. Thời gian này có sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sốt, viêm họng, khó nuốt, phát ban đỏ dày, có mụn nước trên tay, chân và miệng, đôi khi cả mông, gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho trẻ trong sinh hoạt cũng như ăn uống.
Thời kỳ lui bệnh: thường sau 3 – 5 ngày nếu điều trị đúng cách thì trẻ có thể hoàn toàn hồi phục nếu không có biến chứng. Bệnh tay chân miệng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim.
Các dấu hiện của bệnh tay chân miệng
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà là rất quan trọng để giảm bớt khó chịu và đảm bảo tình trạng sức khỏe của bé không bị tụt dốc. Ngoài ra, khi chăm sóc đúng cách còn giảm được nguy cơ biến chứng của bệnh tay chân miệng.
- Đảm bảo nghỉ ngơi và duy trì sự ăn uống: Cho bé nghỉ ngơi đủ giấc để hỗ trợ sức khỏe của hệ miễn dịch. Đảm bảo bé uống đủ nước và ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, thức uống giúp giảm đau và tăng sức đề kháng. Tránh thực phẩm cay, mặn và khó nuốt.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà
- Giảm sốt và đau: Theo dõi và giảm sốt đúng cách cho bé theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng loại thuốc phù hợp theo số cân và độ tuổi của bé.
- Giảm ngứa và khó chịu: Sử dụng kem bôi để làm giảm ngứa và khó chịu từ các vết phát ban theo đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ dẫn. Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm không phù với da bé để tránh tình trạng viêm da cho bé.
- Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày cho bé. Tắm bé bằng nước ấm và xà bông nhẹ nhàng, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường: Giữ cho môi trường sống sạch sẽ và khô ráo để ngăn chặn sự lây lan của virus. Lau sàn nhà và bề mặt mà bé thường xuyên tiếp xúc.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà
- Tránh tiếp xúc với người khác: Trẻ nên ở xa người khác trong giai đoạn triệu chứng để ngăn chặn sự lây lan. Đặc biệt tránh tiếp xúc với trẻ em khác trong cùng gia đình hoặc trong cộng đồng. Ngoài ra, ba mẹ khi chăm sóc trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để hạn chế lây lan bệnh.
- Theo dõi triệu chứng: Theo dõi sát triệu chứng của bé và nếu có bất kỳ tình trạng tụt dốc hoặc biểu hiện lạ, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngựa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ba mẹ có thể áp dụng những nguyên tắc sau để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ. Đặc biệt, không để trẻ ngậm tay hoặc đồ chơi trong miệng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
- Tránh tiếp xúc gần gũi với các trẻ em hoặc người lớn đang mắc bệnh tay chân miệng.
- Giữ cho môi trường sống sạch sẽ và khô ráo. Lau sàn nhà, bề mặt và đồ dùng thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của virus.
- Duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ, bao gồm tắm sạch và thay quần áo thường xuyên.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ duy trì sức khỏe và hệ miễn dịch tốt. Cho trẻ ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe.
- Trong mùa bùng phát bệnh, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người như nhà trẻ hoặc trường học. Nên đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những chỗ đông người.
- Đảm bảo sức khỏe của người chăm sóc để tránh lây nhiễm virus từ họ sang cho trẻ.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm kiến thức để phòng tránh cũng như cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích, theo dõi trang Blog Utop. Đừng quên nhấn tải ứng dụng Utop về máy để có cơ hội mua được những voucher hấp dẫn với giá cực kỳ ưu đãi từ ứng dụng bạn nhé!