Giáo dục chính trị là gì? Vì sao nhiều sinh viên hay bị rớt học phần này?
Đầu tiên để có thể hiểu giáo dục chính trị là gì, chúng ta cần phải hiểu về 2 khía cạnh của giáo dục và chính trị sau:
Giáo dục là gì?
Đầu tiên, Giáo dục là một hình thức học tập hoặc một cách tiếp thu kiến thức nhờ đó mà kiến thức, kỹ năng của một nhóm người được trao truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu. Giáo dục diễn ra dưới hình thức tự học hoặc thông qua hướng dẫn bởi những người có năng lực.
Chính trị là gì?
Tiếp theo chính trị là toàn bộ các hoạt động liên quan đến những mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, tầng lớp trong xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền. Xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước để thực hiện và nhằm thỏa mãn lợi ích.
Giáo dục chính trị là gì?
Về giáo dục chính trị, có tên tiếng anh là Political Education, là giáo dục cho tầng lớp thanh thiếu niên và những tầng lớp khác trong xã hội về chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hình thành nên thế giới quan với các phương pháp luận, bản lĩnh chính trị, niềm tin cùng các hoạt động thực tiễn cho các tầng lớp trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu về xây dựng và phát triển đất nước.
Sự khác nhau giữa chính trị và giáo dục chính trị là gì?
Chính trị và giáo dục chính trị khác nhau ở chỗ đối với chính trị chỉ là các hoạt động giữa các giai cấp, dân tộc hoặc tầng lớp trong xã hội nhằm tổ chức và sử dụng chính quyền để thực hiện những mục tiêu đề ra, và đối lập với giáo dục chính trị là hướng dẫn và giảng dạy cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội về chủ nghĩa Mác Lênin hoặc tư tưởng hồ chí minh để đáp ứng các nhu cầu.
Sự khác biệt rõ rệt là một bên gồm các hoạt động để giành, giữ, tổ chức và duy trì chính quyền, còn bên còn lại là giảng dạy, hướng dẫn cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội về các khái niệm, quan điểm, nguồn gốc và bản chất của chính trị.
Vậy vì sao sinh viên thường hay rớt học phần này?
Để hiểu lí do vì sao, chúng ta cần biết môn giáo dục chính trị có những gì:
Chương trình đào tạo của Giáo dục chính trị sẽ trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức chuyên để có thể giảng dạy tốt bộ môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông và trang bị đầy đủ kiến thức môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Được trang bị đầy đủ kiến thức của môn này để trở thành giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề hoặc trở thành cán bộ trong các lĩnh vực chính trị-xã hội.
Để học tốt môn này sinh viên cần có những tố chất cần thiết sau:
Có tinh thần tự học, nghiên cứu, tìm tòi
Có khả năng trình bày vấn đề và thuyết trình trôi chảy
Có tư duy độc lập, đầy sáng tạo
Có khả năng phân tích nhạy bén và tinh tế
Đối với học phần giáo dục chính trị này, sinh viên thường hay có thái độ buông thả, không chú tâm vào những nội dung của môn học vì môn này đa số là về lý thuyết nên làm cho sinh viên chán nản, chủ quan trong việc học tập, ỷ lại bởi chính suy nghĩ chỉ cần học tủ là qua môn. Bởi chính các suy nghĩ chủ quan mà khiến rất nhiều sinh viên không thể đạt điểm tốt.
Đồng thời sinh viên cũng ngại giao tiếp với giảng viên, thắc mắc nhưng không dám hỏi về những điều chưa hiểu, dẫn đến dần dần hình thành lâu ngày và bắt đầu mất rất nhiều kiến thức.
Cách học môn giáo dục chính trị không bị ngán, qua môn cực dễ?
Và để có thể học tốt cũng như đạt điểm tốt trong môn này, bản thân mỗi sinh viên cần phải có thái độ học tập tốt, lắng nghe, chú ý trong lúc giảng viên giảng bài. Mỗi giờ trước khi lên lớp cần đọc sách trước, gạch các ý chính có trong bài, nếu có các ý nào khó hiểu cũng nên note lại sau đó hỏi giảng viên sau.
Vì đây là môn học chuyên về lý thuyết nhiều nên mỗi sinh viên cần chăm chú nghe giảng để có thể hiểu, nắm được các nội dung chính mà giảng viên muốn truyền tải. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tìm tòi, thắc mắc trực tiếp với giảng viên về các nội dung chưa rõ để được giải đáp cũng như hiểu rõ hơn về nội dung ấy.
Nếu cảm thấy đây là môn học nhàm chán thì hãy thử những cách học mà bản thân thấy thú vị, không cần phải chăm chú vừa nghe giảng vừa ghi bài thay vào đó hãy lắng nghe những ý chính mà giảng viên nhấn mạnh hoặc nhắc lại nhiều lần, qua đó gạch chân trong tài liệu thì sẽ dễ dàng cho việc ghi nhớ kiến thức.
Trên đây là những lý do vì sao sinh viên thường hay rớt học phần giáo dục chính trị và cách để có thể học tốt, không bị ngán, cải thiện điểm số và qua môn cách dễ dàng.