Đừng bỏ qua món đặc sản đậm đà thịt trâu gác bếp của dân tộc Thái
Đến Tây Bắc ngoài du lịch và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng thì đặc sản mà bạn đừng nên bỏ qua “món thịt trâu gác bếp” của người dân tộc Thái. Là món ăn đặc trưng vừa mang đậm vị dân dã vừa thấm đẫm sự tinh tế và cả tình cảm mà người Thái làm nên. Hôm nay hãy cùng Utop tìm hiểu món đặc sản thơm ngon của vùng núi Tây Bắc này nhé!
1. Thịt trâu gác bếp đặc sản của dân tộc Thái
Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ để tạo nên món ăn đặc sản đậm đà món thịt trâu gác bếp này nhé. Dân tộc Thái ngày xưa, sinh sống trong rừng sâu gần nguồn nước, họ rất giỏi trong việc săn bắt, đánh cá và hái lượm. Khi đi săn những chuyến nhiều ngày, không thể đem hết thịt tươi về chính vì thế họ đã nghĩ ra cách sấy khô thịt để bảo quản, tích trữ thịt được lâu và sử dụng dần trong thời gian dài từ đó món thịt trâu gác bếp ra đời.
2. Dân tộc Thái làm thịt trâu gác bếp như thế nào?
Món thịt trâu gác bếp không chỉ là một món ăn đơn thuần phổ biến mà nó còn là một phần văn hóa không thể thiếu của người dân tộc Thái ở Vùng Tây Bắc. Ngày nay món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai cũng biết đến nhưng mà để thưởng thức chuẩn vị của món này nhất thì vẫn phải do chính tay đồng bào dân tộc Thái làm ra.
Trước đây khi chưa có những vật dụng bảo quản thực phẩm thì những thớ thịt trâu ngon được bà con tẩm ướp và bảo quản bởi làn khói, ngọn lửa trên gác bếp là nguồn thực phẩm chính của mọi gia đình ở nơi này. Những nguyên liệu tẩm ướp, vị ngọt của thịt trâu hòa quyện vào mùi khói lửa đã tạo ra hương vị đặc trưng của món ăn này. Ngày nay hương vị ấy còn chinh phục vị giác những người miền xuôi tạo nên sự nổi tiếng cho món ăn mà khi có dịp ghé đến ai cũng muốn thưởng thức.
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Theo người dân tộc Thái cho biết những thành phần nguyên liệu để tạo nên món thịt trâu gác bếp thì không thể thiếu hạt dổi, mắc khén, gừng, tỏi, ớt, muối và nguyên liệu chính là thịt trâu phần nạc, mông.
2.2 Sơ chế
Để làm món thịt trâu ngon và chuẩn vị thì ta thái thịt trâu theo thớ dọc, nên chọn phần thịt nạc hoặc mông. Tất cả phần mỡ và màng gân sẽ được lọc sạch để đảm bảo miệng thịt chỉ toàn những phần nạc nhất để mang đến hương vị ngon nhất của món thịt trâu. Sau những công đoạn này thì ta cắt miếng thịt khoảng 500g cho thịt lên gác bếp thì thịt sẽ khô nhanh hơn. Lưu ý khi cắt thịt miếng thịt phải đảm bảo đúng độ dày gia vị sẽ thấm đều thịt hơn. Nếu miếng thịt dày quá thì gia vị không ngấm được vào bên trong khiến thịt mất đi vị đậm đà của gia vị. Nên cắt thịt theo thớ dọc khi hun lên thì xé dễ dàng hơn.
2.3 Cách làm
Tiếp theo là công đoạn tẩm ướp, để có những đặc trưng riêng thì gia vị tẩm ướp không thể thiếu đây là công đoạn rất là quan trọng vì miếng thịt thơm ngon đều do khâu này. Bước này chúng ta phải cân, nếu không cân chỉ cần thiếu nguyên liệu này hoặc thừa nguyên liệu khác thì khi lên gác bếp làm chín thịt trâu thì hương vị sẽ không thể đảm bảo.
Miếng thịt gác bếp cần đảm bảo giữ nguyên độ ngọt của thịt và những hương vị như mắc khén, ớt, tỏi… Sau đó trộn đều thịt và nguyên liệu và ướp 10-15 phút và không được để lâu, nếu để lâu thì chính các gia vị tẩm ướp sẽ làm cho miếng thịt bị chua. Tiếp theo khi thịt đã thấm đều gia vị thì ta xiên các miếng thịt để đưa vào gác bếp. Miếng thịt sẽ được sấy khô, chín bởi khói và sức nóng của lửa trong 28 giờ.
2.4 Thành phẩm
Sau khi hoàn thành món thịt trâu gác bếp thì màu sắc bên ngoài của thịt sẽ có màu nâu thẫm. Khi xé miếng thịt ra sẽ có màu hồng hào, tươi ngon của món thịt trâu gác bếp, mang đến hương vị tự nhiên của thịt đậm mùi vị của món thịt trâu gác bếp Tây Bắc.
3. Hương vị của thịt trâu gác bếp
Khi ta thưởng thức món thịt trâu gác bếp có mùi hương rất thơm đặc trưng của hạt dổi, mắc khén, miếng thịt ẩm, tơi và không bị khô. Có thể dễ dàng xé các thớ thịt nhỏ để thưởng thức. Khi ta thưởng thức thì miếng thịt trâu rất mềm, có vị ngọt từ thịt trâu, khi chấm với chẩm chéo được làm từ rất nhiều hạt mắc khén khiến bạn khó lòng quên đi hương vị của món đặc sản này.