Trên khắp dải đất hình chữ S, mỗi vùng miền lại có những hương vị bánh chưng rất riêng. Dù không phải đặc sản của nhiều nơi nhưng bánh chưng cá chép hiện nay đang gây xôn xao trên mạng xã hội và nhận về những đánh giá khá tốt. Cùng Utop tìm hiểu xem món ăn này có gì hấp dẫn qua bài viết dưới đây nhé!
Độc lạ món bánh chưng cá chép gây xôn xao trên mạng xã hội
1. Nguồn gốc của món bánh chưng cá chép
Chẳng biết có tự bao giờ, nhưng mỗi khi đến dịp rằm tháng 7, bánh chưng cá chép lại xuất hiện trên những mâm cúng của người dân tộc Tày. Theo chia sẻ của người dân bản địa, cá chép được thả ở dưới ruộng và ruộng này tuyệt đối không bón phân hay phun thuốc gì cả. Mỗi con cá chép thường to khoảng 2 đầu ngón tay nhưng cũng có con béo mẫm, to bằng cả bàn tay. Chúng có thể lớn lên tự nhiên mà không cần đến bàn tay chăm sóc của con người.
Khoảng ngày 11, 12 âm lịch, người dân tộc Tày sẽ tháo ruộng và mang cá về nhà ngâm cho hết chất bẩn. Thực tế thì cá chép lúc này có màu trắng tinh, có thể nhìn thấu cả mang, ruột. Và cứ đến 13, 14 là mỗi gia đình lại quây quần bên nhau để làm bánh. Với họ, cá chép phải được thả ở ruộng thì vị mới thơm ngon và không có mùi tanh. Dân bản địa thường gọi món ăn này là “Pẻng ho”.
Nguồn gốc của món bánh chưng cá chép
2. Ý nghĩa ẩn sau món bánh chưng cá chép
Nhà văn Nhật Minh từng có một bài viết đề cập đến loại bánh này. Đại ý của bài kể về giai đoạn giáp Tết năm 1945, khi ông công tác tại Kim Bôi (Hòa Bình). Trong khi bà con đang chuẩn bị đón Tết thì giặc pháp tràn sang, họ phải sơ tán vào rừng sâu. Những người dân tộc Tày lúc này mang theo bánh kẹo, lá dong, gạo nếp,... vào rừng. Khi ấy, nhà văn được mời ăn món bánh chưng người Tày và ông đã rất ngạc nhiên vì phần nhân là cá xào với lá rừng.
Bánh chưng cá chép có thể ra đời từ thời cuộc sống còn thiếu thốn, khó khăn. Dần dần, vì hương vị thơm ngon lạ miệng nên món ăn này lại được người dân tộc Tày duy trì và trở thành đặc sản như hiện nay. Bánh chưng cá chép kết hợp với bún tự vắt và thịt vịt béo đã trở thành những thành phần quen thuộc trong mâm cúng tổ tiên, thổ địa. Người Tày đã gửi gắm vào đó sự cầu mong về mùa màng bội thu và cuộc sống ngày càng phát triển. Đây đồng thời là một nét đẹp văn hóa đặc trưng đáng để chúng ta bảo tồn và tôn vinh.
Ý nghĩa ẩn sau món bánh chưng cá chép
3. Cách làm nên một chiếc bánh chưng cá chép thơm ngon
Cách làm bánh chưng cá chép thì vẫn tương tự như bánh chưng truyền thống. Điểm khác biệt nằm ở phần nhân được làm từ cá chép đồng đã nặn bỏ mật, sau đó tẩm ướp gia vị bao gồm bột canh, hạt tiêu,... Tùy theo sở thích mà người ta sẽ kèm thêm lá gừng hoặc rau răm để giảm bớt mùi tanh. Vẫn là lá dong, gạo nếp, người Tày sẽ khéo léo cho vào chút thịt mỡ để phần nhân thêm phần béo ngậy.
Bánh chưng cá chép có hình dạng tròn, thon dài như bánh tét chứ không phải hình vuông như chúng ta vẫn thường thấy. Thời gian luộc bánh rơi vào khoảng 12 đến 15 giờ đồng hồ. Sau đó, các bà các mẹ sẽ vớt và treo bánh lên sào tre chờ cho đến khi ráo nước là có thể bóc ra thưởng thức ngon lành.
Cách làm nên một chiếc bánh chưng cá chép thơm ngon
4. Điều gì tạo nên sự đặc biệt của món bánh chưng cá chép?
Theo tìm hiểu, bánh chưng cá chép gần như chỉ phổ biến ở huyện Ba Bể và Na Rì (thuộc tỉnh Bắc Kạn) nên cũng khá ít người biết tới. Gần đây, món ăn này khuấy đảo cộng đồng mạng nhờ clip chia sẻ của một cô gái dân tộc Tày. Theo cô, loại bánh này sẽ khá kén người ăn vì vị khác xa những loại bánh truyền thống. Nhưng một khi đã ăn quen thì càng ăn sẽ càng ghiền.
Phía dưới bình luận, đa phần mọi người đều tỏ ra ngạc nhiên vì chưa từng thấy món bánh chưng nào đặc biệt như vậy. Họ cũng lo ngại về khoản hương vị, sợ bị mắc xương,... Tuy nhiên, chủ nhân của clip cho rằng cá không hề bị tanh ngay cả khi nguội, đã vậy còn rất thơm mùi gừng.
Điều gì tạo nên sự đặc biệt của món bánh chưng cá chép?
Bánh chín cũng là lúc lớp thịt mỡ thì tan ra hòa quyện cùng gạo nếp nương và lá gừng. Thịt cá mềm ngọt kết hợp vị béo ngậy của mỡ, vị dẻo thơm từ nếp chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi không quên. Đặc biệt, phần xương cá đã được nấu nhừ, nhuyễn vào bánh nên ăn cũng không sợ hóc xương.
5. Bánh chưng cá chép bán giá bao nhiêu?
Bánh chưng cá chép gần như chỉ có ở 2 huyện của Bắc Kạn nên không bán phổ biến. Mà đặc biệt hơn là chỉ khi đến dịp rằm tháng 7 người ta mới làm. Đó cũng là lý do mà khách ăn ngày thường phải đặt trước. Giá bánh tất nhiên cũng sẽ nhỉnh hơn bánh chưng bình thường một xíu. Loại 1kg có thể rơi vào khoảng 50.000đ.
Bánh chưng cá chép bán giá bao nhiêu?
Tổng kết
Nếu có cơ hội, mời các bạn cùng ghé làng Tày vào tháng 7 âm lịch để thưởng thức bánh chưng cá chép - một món ăn mang đậm phong vị của núi rừng. Ngoài ra, hãy nhanh tay tải ứng dụng Utop và theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật các thông tin bổ ích, đồng thời săn được những voucher giảm giá đồ ăn, nước uống, vui chơi,... siêu hấp dẫn!