Đồ đóng hộp là gì? Ăn nhiều đồ đóng hộp có tốt hay không?
Cho đến nay vẫn có những ý kiến trái chiều về thực phẩm đóng hộp. Một số người khẳng định thực phẩm đóng hộp có chứa các thành phần gây hại và không nên ăn. Một số khác lại cho rằng thực phẩm đóng hộp có tác dụng tốt và là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Vậy sự thực là gì? Sau đây hãy cùng Utop tìm hiểu khái niệm về đồ hộp và trả lời câu hỏi ăn nhiều đồ hộp có tốt hay không nhé.
1. Thực phẩm đóng hộp (hay đồ hộp) là gì?
Nhằm để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, người ta đã phát minh ra phương pháp đóng hộp vào thế kỷ 18. Với mỗi loại thực phẩm sẽ có những quy trình đóng hộp khác nhau, tuy nhiên sẽ có 3 bước chính sau đây:
- Bước 1: Chế biến
Thực phẩm sẽ được rửa sạch sẽ, bóc vỏ, cắt nhỏ, băm nhỏ, thái lát, lọc xương hoặc nấu chín tùy loại.
- Bước 2: Đóng hộp
Đưa thực phẩm vào hộp và đóng kín lại sao cho không khí bên ngoài không thể vào trong.
- Bước 3: Làm nóng
Tiến hành làm nóng các hộp đến một nhiệt độ nhất định nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn không cho thực phẩm bị hư hỏng.
Thời gian bảo quản thực phẩm đóng hộp có thể lên đến từ 1 - 5 năm. Một số loại thực phẩm thường được đóng hộp sử dụng lâu dài như rau củ, trái cây, các loại đậu, thịt, súp và hải sản.
2. Dinh dưỡng trong thực phẩm đóng hộp bị thay đổi như thế nào?
Nhiều người cho rằng đồ hộp có ít giá trị dinh dưỡng hơn so với những thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tế lại chỉ ra rằng việc đóng hộp hầu như không ảnh hưởng gì đến các chất dinh dưỡng ban đầu của thực phẩm. Ví dụ: carbohydrate, protein và chất béo thường không bị ảnh hưởng trong quá trình chế biến; các vitamin tan trong dầu như A, E, D, K và các chất khoáng cũng sẽ được bảo toàn.
Ngược lại, một số vitamin tan trong nước như C, vitamin nhóm B có thể bị phá hủy. Tuy nhiên, điều này không chỉ xảy ra với đồ hộp mà còn cả với thực phẩm tươi sống trong quá trình bạn nấu nướng và bảo quản thông thường tại nhà. Nguyên nhân là do những loại vitamin này nhạy cảm ngay cả khi ở nhiệt độ phòng chứ không riêng gì nhiệt độ cao.
Việc đóng hộp có thể làm mất đi một số loại vitamin nhất định nhưng cũng có thể làm gia tăng một số chất dinh dưỡng nhất định trong thực phẩm. Ví nhụ như ngô và cà chua khi được làm nóng sẽ tiết ra nhiều chất chống oxy hóa, vậy nên ăn ngô và cà chua đóng hộp sẽ bổ sung chất chống oxy hóa tốt hơn là ăn tươi sống.
3. Đồ đóng hộp có giá phải chăng, tiện sử dụng và không dễ bị hư hỏng
Trong trường hợp quá bận rộn, thực phẩm đóng hộp là giải pháp thuận tiện để bạn bổ sung thêm dinh dưỡng cho bữa ăn. Rất nhiều nơi trên thế giới có điều kiện khắc nghiệt, thực phẩm tươi không có, hoặc không an toàn, đồ đóng hộp sẽ giúp mọi người tiếp cận với nhiều loại thực phẩm hơn, cung cấp đa dạng dưỡng chất hơn. Bên cạnh đó, việc thực phẩm đóng hộp có thể để lâu dài, giá cả phải chăng, thậm chí rẻ hơn thực phẩm tươi sống là những điểm cộng rất lớn khiến chúng được nhiều người ưa chuộng.
4. Một lượng nhỏ BPA có trong thực phẩm đóng hộp sẽ gây hại cho sức khỏe
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, BPA - chất hóa học có trong bao bì hộp có thể di chuyển vào thực phẩm đựng trong chiếc hộp đó. Một nghiên cứu khác cho thấy, một người tiêu thụ 1 khẩu phần súp đóng hộp mỗi ngày thì tỷ lệ BPA trong nước tiểu sau 5 ngày có thể tăng lên 1.000%.
Mặc dù các bằng chứng đưa ra chưa có kết luận chính xác nhưng, BPA thực sự gây ra một số vấn đề về sức khỏe như: rối loạn chức năng sinh dục nam, tim mạch và tiểu đường typ 2. Do vậy nếu muộn hạn chế tiếp xúc với BPA, bạn hãy từ bỏ việc ăn đồ hộp càng sớm càng tốt.
5. Các vi khuẩn chết người có thể chứa trong đồ đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp nếu chưa được xử lý hoàn toàn có thể chứa Clostridium Botulinum - một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Mặc dù hiếm gặp nhưng nếu tiêu thụ phải những đồ hộp nhiễm khuẩn này sẽ rất dễ gây ngộ độc, bại liệt hoặc thậm chí là tử vong trong trường hợp không điều trị kịp thời. Vậy nên, một lưu ý nhỏ khi sử dụng thực phẩm đóng hộp là bạn nên tránh các hộp bị sứt mẻ, phồng, nứt hay rò rỉ.
6. Một số loại thực phẩm đóng hộp có thêm đường, muối và chất bảo quản thực phẩm
Những chất này mặc dù giữ cho thực phẩm được lâu nhưng lại gây tác dụng phụ cho sức khỏe người sử dụng. Ví dụ: hàm lượng muối rất cao trong một số đồ đóng hộp sẽ ảnh hưởng không tốt đến người bị tăng huyết áp; lượng đường quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì, tiểu đường typ 2 hoặc tim mạch; chất bảo quản thực phẩm là chất gây ung thư, dị ứng hô hấp,…
7. Có nên ăn nhiều đồ đóng hộp hay không?
Trong trường hợp không có thực phẩm tươi sống hoặc quá bận rộn, bạn có thể dùng thực phẩm đóng hộp như một sự thay thế bất đắc dĩ. Tuy nhiên không nên ăn nhiều bởi đồ hộp thường là nguồn BPA rất lớn gây hại đến sức khỏe. Muốn nó trở thành một phần của chế độ ăn lành mạnh, bạn phải nghiên cứu thật kỹ các thành phần được sử dụng trong quá trình đóng hộp và chính chiếc hộp được sử dụng để đóng thực phẩm.
Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thực phẩm rất phổ biến này. Nhanh tay tải ngay app Utop để đi chợ online siêu tiện lợi với đầy đủ thực phẩm tươi ngon cùng nhiều voucher giảm giá cực ưu đãi, ship hàng tận nơi nhanh chóng nhất nhé!