Đột quỵ là kết quả của việc thừa cân và lười vận động
Đột quỵ hay còn có cái tên khác là tai biến mạch máu não, bệnh có thể để lại nhiều di chứng hoặc gây tử vong đột ngột nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay căn bệnh ngày càng trẻ hóa và nhiều người trẻ bị đột quỵ.
Để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình đừng bỏ qua bài viết này để hiểu rõ về đột quỵ và cách nguyên nhân gây đột quỵ để phòng ngừa hiệu quả bạn nhé!
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ ( tai biến mạch máu não) là tình trạng mạch máu trong não bị tách nghẽn hay mạch máu bị vỡ dẫn đến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Nếu không được cung cấp đủ máu, trong vài phút các tế bào sẽ chết dần để lại nhiều biến chứng hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì bệnh xảy ra bất ngờ và không có dấu hiệu rõ rệt nên nhiều người chủ quan dẫn đến tử vong.
Đa số những người sống sót sau khi đột quỵ sức khỏe sẽ suy yếu hoặc có những di chứng như: tê liệt không thể vận động hoặc cử động yếu, mất ngôn ngữ, thị giác suy giảm, rối loạn cảm xúc,...
Đột quỵ là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất, nhưng nếu hiểu rõ nguyên nhân để có cách phòng ngừa thì có thể giảm đến 90% nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Tuổi tác, giới tính
Khi tuổi tác càng lớn nguy cơ mắc đột quỵ càng cao, người mắc đột quỵ thường từ 55 tuổi trở lên. Nhưng những năm gần đây, nhiều người trẻ dưới 30 tuổi mắc đột quỵ tăng cao. Ngoài ra, nam giới sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với nữ giới ở cùng độ tuổi.
Di truyền gia đình
Nguyên nhân dẫn đến việc mắc đột quỵ có thể do di truyền từ gia đình. Nếu bạn có người thân từng mắc đột quỵ thì có thể bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc căn bệnh này.
Cao huyết áp dẫn đến đột quỵ
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người lớn tuổi. Khi tăng huyết áp sẽ tạo sức ép và làm tổn thương lên thành động mạch dẫn đến xuất huyết não. Bên cạnh đó, nó còn là tác nhân hình thành huyết khối làm cản trở quá trình lưu thông máu ở não, tăng nguy cơ đột quỵ. Để phòng ngừa đột quỵ tốt nhất nên kiểm soát huyết áp ở mức bình thường.
Bệnh lý tim mạch gây đột quỵ
Các bệnh lý tim mạch như lỗi van tim, rung nhĩ chiếm 25% nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người lớn tuổi. Trong nhiều trường hợp, rung tâm nhĩ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó là nguyên nhân gây đột quỵ do hình thành huyết khối làm tắc nghẽn lưu thông máu lên não.
Ngoài ra, xơ vữa động mạch não cũng là nguyên nhân dẫn đến gây đột quỵ vì các mảng xơ vữa động mạch bám vào thành mạch máu ngày càng dày làm quá trình lưu thông máu khó khăn.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác và trong đó có đột quỵ. Người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ cao sơn so với người bình thường.
Huyết khối gây đột quỵ
Huyết khối làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu, gây thiếu máu não dẫn đến đột quỵ. Những triệu chứng như đau đầu, mất thăng bằng, khó nói, giảm thị lực,...
Lười vận động nguyên nhân đột quỵ
Lười vận động dẫn đến đột quỵ thường xảy ra ở người thừa cân. Để có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ đột quỵ hãy tập thể thao, vận động mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Thừa cân, béo phì dẫn đến đột quỵ
Những người thừa cân, béo phì ăn nhiều thực phẩm không tốt, lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể quá nhiều và lười vận động nên cơ thể tích tụ mỡ thừa gây ra các bệnh như mỡ máu, cao huyết áp, đột quỵ,...
Ăn uống không lành mạnh nguyên nhân đột quỵ
Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một nguyên dân dẫn đến đột quỵ. Nếu bạn ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc nạp vào những chất không tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tắc mạch máu dẫn đến tăng gấp đôi nguy cơ bị đột quỵ. Hút thuốc lá gây tổn thương thành mạch máu, tăng quá trình xơ cứng động mạch khi đó tim phải làm việc nhiều hơn, làm tăng huyết áp.
Làm gì để ngừa ngừa đột quỵ hiệu quả?
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để hình thành các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,... Để ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả hãy ăn uống với chế độ hợp lý.
Tập thể dục, thể thao hàng ngày: tập thể dục để nâng cao sức khỏe giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Không hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguy cơ gây đột quỵ, có hại có sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh.
Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động phòng tránh hiệu quả.
Phía trên là những chia sẻ về đột quỵ là kết quả của việc thừa cân và lười vận động. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu được đột quỵ là gì và các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình.
Đừng quên tải Utop để nhận ưu đãi bạn nhé!