Công dụng của ngải cứu trong y học và cuộc sống có thể bạn chưa biết?
Trước khi có sự phát triển về y học như hiện tại ông bà của chúng ta ngày xưa cũng có những bài thuốc Đông Y vô cùng hiệu quả với sức khỏe. Đại đa số đều là những cây thuốc trong rừng hoặc là những cây thuốc mọc ngay trong vườn, dễ tìm, dễ trồng. Các cây thuốc này đến tận ngày nay vẫn rất được ưa chuộng nổi bật nhất phải kể tới cây ngải cứu. Cùng Utop tìm hiểu về công dụng của ngải cứu ở bài viết này nhé!
Cây ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu là một vị thuốc tính ôn, vị cay, khá nồng mùi, chứa nhiều tinh dầu thuộc họ cúc, thân thảo mềm. Cây hay mọc ở những nơi ẩm, dễ trồng, sống khá lâu, mặt trên lá có màu xanh đậm mặt dưới thì có lông dáng nhung màu trắng. Nó được dùng trong đông y để làm các vị thuốc chữa bệnh và còn dùng như một loại rau để nấu ăn. Cùng Utop tìm hiểu các công dụng của cây ngải cứu để biết vì sao cây này lại được ưa chuộng và trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam nhé.
1. Hỗ trợ chữa các bệnh về kinh nguyệt của phụ nữ và dưỡng an thai
Với các bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh kéo dài, rong kinh, thống kinh thì tính ấm của cây ngải cứu giúp điều hòa khí huyết, hỗ trợ lưu thông máu làm giảm đáng kể các cơn đau bụng do hành kinh gây ra. Đối với phụ nữ đang mang thai, tính ấm của vị thuốc này giúp an thai tránh các hiện tượng đau bụng hoặc ra máu rất nguy hiểm.
2. Điều trị đau đầu hiệu quả
Hàm lượng tinh dầu và tính ấm của cây ngải cứu hỗ trợ thư giãn cơ thể, giảm stress. Hiệu quả trong việc cải thiện rõ rệt chứng đau đầu, giấc ngủ sâu và ngủ ngon hơn. Các chất kháng khuẩn tự nhiên và rất nhiều cineol hỗ trợ tốt trong việc giảm các cơn đau thần kinh.
3. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong cây ngải cứu có một hàm lượng glucoside với tính axit giúp gan và mật thải các chất độc được hiệu quả hơn. Ngoài ra nó còn giúp dạ dày tăng lượng axit một cách vừa đủ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, đau bụng và kích thích sự thèm ăn.
4. Điều trị viêm khớp, mỏi các khớp
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các chất tanin được tìm thấy nhiều trong cây ngải cứu. Chất này có tác dụng giảm đau, giãn các cơ, đàn hồi các dây chằng. Đông y dùng ngải cứu như một loại giảm đau từ thiên nhiên để điều trị các bệnh về khớp. Đối với các bệnh nhân đau khớp các cơn đau âm ỉ kéo dài liên tục làm người bệnh mệt mỏi, không thể vận động vậy nên giảm được các cơn đau cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị.
5. Cảm cúm
Tính hàn và vị cay của ngải cứu giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giảm sốt, hạn chế nhiễm trùng. Các bài thuốc đông y dung cây ngải cứu kết hợp thêm chanh( có thể thay thế bằng bưởi), lá khuynh diệp tạo thành bài thuốc xông rất hiệu quả. Nếu kết hợp thêm vị bạc hà còn có thể điều trị được cả ngộ độc thức ăn, sốt và cảm cúm. Chất axit và chất khử trùng của ngải cứu tiêu diệt các virus, vi khuẩn có hại trong dạ dày. Ngoài ra lượng vitamin C trong ngải cứu làm tăng khả năng miễn dịch tạo hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Tuy nhiên cái gì quá cũng không tốt bạn nhé. Bạn không nên quá lạm dụng việc dùng ngải cứu liên tục, tốt nhất là chỉ nên dùng từ một tới hai lần một tuần là đủ. Dùng quá số lượng sẽ gây nên triệu chứng ngộ độc dẫn tới tình trạng tay chân run thậm chí là co giật gây tổn thương tế bào não. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn một vài các bài thuốc dân gian hay dùng và các món ăn bổ khi chế biến ngải cứu thành các món ăn.
Trứng ngải cứu: ngải cứu tươi rửa sạch thái nhỏ, trứng (số lượng tùy vào khẩu vị của mỗi người), gia vị. Trộn đều hỗn hợp rồi chiên như trứng chiên bình thường.
Gà ác hầm ngải cứu: Ngải cứu tươi rửa sạch lấy lá và thân, gà sơ chế ướp với các gia vị kèm rượu nấu ăn. Cho ngải cứu vào bên trong gà ướp khoảng 30 phút. Cho gừng tươi vào nước đun sôi rồi đem gà đã thấm gia vị vào nồi hấp, nhỏ lửa hầm khoảng chừng 30-40 phút là có thể ăn.
Ngải cứu rửa sạch cắt vừa phơi khô có thể dùng để hãm với nước uống như trà hàng ngày. Có thể cho vào gối để ngủ. Giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Đối với vết thương hở: rửa sạch giã nát với muối hạt đắp lên vết thương. Cầm máu tốt và giảm đau hiệu quả, tránh nhiễm trùng.
Đối với các bệnh lý về kinh nguyệt: lấy ngải cứu khô hãm với nước cho đặc rồi uống mỗi ngày hai lần. Có thể tăng liều dùng lên gấp đôi trong chu kỳ kinh nguyệt đặc biệt là 2 ngày đầu chu kỳ. Chống đau bụng hiệu quả, máu kinh ít đỏ cũng như ra ít hơn, cơ thể đỡ mệt mỏi, uể oải trong những ngày này.
Bài thuốc trị cảm, đau họng, đau đầu: 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi đun với 2 lít nước. Cho sôi chừng 20 phút. Sau đấy thì xông hỗn hợp này khoảng 15 phút. Còn nếu bạn muốn uống lá ngải cứu như nước hàng ngày thì có bài thuốc sau: 300gr ngải cứu, 100gr tía tô, 50gr lá sả nấu chung với nhau trong 1 lít, cho sôi tới lúc còn 0.5 lít nước thì để nguội uống trong ngày.
Sau bài viết này, mình hi vọng các bạn đã có thể hình dung ra rõ hơn cây ngải cứu và các tác dụng phổ biến của nó. Các bạn nhớ tải app Utop về để cập nhật nhiều hơn nữa các thông tin hữu ích về sức khỏe. Bên cạnh đó còn có cơ hội sở hữu nhiều voucher, chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho bạn thoải mái mua sắm, ăn uống với giá ưu đãi nữa nhé!