Chi phí sinh hoạt của sinh viên trung bình bao nhiêu tiền? Cách sinh viên ăn uống tiết kiệm
Cuộc sống sinh viên với nhiều thứ cần phải chi trả, từ tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền đi lại cho đến tiền học tập. Mặc dù một số bạn sinh viên đã có ý thức đi làm thêm để chi trả bớt phần nào những chi phí trong cuộc sống, nhưng về mặt nào đó, các sinh viên vẫn còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Vậy chi phí sinh hoạt của sinh viên trung bình bao nhiêu tiền? Cách sinh viên ăn uống tiết kiệm như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu nhé!.
1. Chi phí sinh hoạt của sinh viên trung bình bao nhiêu tiền?
- 3 triệu đồng là mức phí trung bình để các sinh viên chi tiêu bao gồm:
+ Tiền nhà trọ: Nếu ở ghép (tính luôn cả điện nước) thì vào khoảng 1.000.000 VND/tháng.
+ Tiền ăn: 50.000/ngày, một tháng khoảng 1.500.000 VND.
+ Tiền đi lại, sách vở: 500.000 VND
+ Tổng tiền: 3.000.000 VND
Như vậy ta cũng có thể thấy, 3.000.000 là số tiền cơ bản mà các sinh viên cần phải xin bố mẹ để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mình. Đấy là còn chưa kể đến những khoản tiền nhỏ nhỏ phát sinh như cà phê, gym, quần áo,… thì nếu không tiết kiệm thì 3.000.000 VND chắc chắn sẽ không đủ để chi trả cho cuộc sống.
Những thực đơn cho sinh viên đơn giản, tiết kiệm ăn cả tuần không chán.
Rau muống xào tỏi thơm nức mùi tỏi phi, rau muống được xào chín tới nên mang màu xanh tươi đẹp mắt. Rau giữ được độ tươi, giòn, gia vị nêm nếm rất vừa miệng, quá đơn giản mà lại rất ngon.
- Thịt kho trứng cút, canh bí đao
Món canh bí đao tuy đơn giản nhưng với hương thơm hấp dẫn vô cùng hấp dẫn. Bí đao được nấu mềm nhưng vẫn giữ được màu xanh tươi. Canh ngọt, thanh mát, gia vị được nêm nếm vừa ăn giúp bạn bổ sung vào thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
- Cá hường chiên sả ớt, giá xào
Ngày tiếp theo, hãy cùng thử đổi vị với món cá hường chiên sả ớt với miếng cá tươi ngon, chắc thịt, lớp da cá thì giòn, thịt bên trong thì mềm không bị khô mang vị the cay thơm nồng từ sả và ớt.
- Gà kho gừng, canh rau ngót đậu hũ
Thêm một món canh rau ngót đậu hũ cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Nước canh ngọt, mát, đậu hũ béo mềm, hấp dẫn. Bữa cơm chỉ cần đơn giản như thế này thôi cũng khiến bạn ăn không ngớt rồi đấy. Nếu có thêm nấm rơm nữa thì nước canh sẽ ngon ngọt hơn nhé!
- Thịt luộc, cà muối
Tối giản cho những ngày lười biếng nhưng vẫn không tốn quá nhiều tiền để ra hàng quán, món thịt luộc chính là lựa chọn hợp lý. Miếng thịt tươi ngon được nấu chín mềm chấm cùng mắm tôm thì ngon gì bằng.
Ăn kèm với thịt luộc chẳng có gì hợp hơn cà muối sẵn giòn giòn, nhai "rôm rốp" vô cùng thích miệng. Món thịt luộc kết hợp cùng với cà muối cho bạn có 1 bữa ăn vô cùng đơn giản mà thơm ngon, khó cưỡng.
- Chả lá lốt, canh bắp cải trứng
Với một chút canh bắp cải trứng nhẹ nhàng, nước canh bắp cải trứng ngọt nước, đậm đà hương vị hấp dẫn vô cùng. Bắp cải giòn giòn, kết hợp cùng trứng mềm và béo, đơn giản nhưng rất ngon.
- Trứng chiên nước mắm, đậu que xào tỏi
Nhanh gọn là từ dành để miêu tả cho bữa ăn này. Chỉ cần vài quả trứng, thịt và vài bước nấu nướng đơn giản, nhanh chóng, bạn đã có thể hoàn thành món trứng chiên nước mắm. Trứng béo thơm chiên mềm xốp, ăn béo béo với chút thịt mềm và nước mắm đậm đà, cực ngon mà không quá cầu kỳ.
Với cuộc sống vất vả của sinh viên xa nhà, trên Utop có rất nhiều Voucher giảm giá, ưu đãi đặc biệt hấp dẫn cùng nhiều chương trình khuyến mãi dành cho sinh viên. Mọi chi tiết ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón bạn.
2. Cách sinh viên ăn uống, sinh hoạt tiết kiệm
Mua hoặc thuê sách cũ, xin lại từ những anh chị khóa trên. Nếu bạn đã ghi chép đủ những ý cần thiết của môn đã học thì có thể bán lại sách của học kỳ trước.
Hạn chế đi ăn ở hàng quán.
Không bao giờ đi đến cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi khi đói vì bạn sẽ mua những món không cần thiết khác. Hãy đến thẳng một quán ăn nào đó và khỏa lấp cơn đói.
Đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp thay vì đi xe máy vừa tốn tiền xăng vừa tốn tiền gửi xe.
Mua sắm, giải trí ở những nơi có ưu đãi cho sinh viên. Sử dụng gói cước điện thoại sinh viên.
Khi lên kế hoạch ăn uống mỗi tuần, rủ thêm bạn cùng phòng để cùng chia phí nguyên vật liệu nấu ăn.
Bán lại những thứ bạn không cần trên những trang web miễn phí như Chợ Tốt, nhóm bán đồ cũ công khai trên Facebook,…
Nếu không có cách nào giảm được phí thuê nhà thì hãy giảm những loại phí liên quan. Ví dụ thương thảo sử dụng chung Internet với phòng bên cạnh, sử dụng đèn tiết kiệm điện, ngắt những thiết bị “ngốn” điện như tủ lạnh, sử dụng bếp ga mini thay vì bếp điện,…
Đăng ký học kỳ hè vừa đẩy nhanh quá trình học vừa hạn chế bạn tiêu tiền đi chơi.
Sử dụng ứng dụng quản lý tiền trên điện thoại để luôn theo dõi được tiền đã đi đâu.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho các bạn hiểu được cuộc sống sinh viên xa nhà như thế nào. Chi phí sinh hoạt của sinh viên bao nhiêu tiền một tháng và cách ăn uống tiết kiệm ra sao thì bài viết trên đã bao quát được cái nhìn tổng thể.