Mùa hè nóng bức sắp đến, nhiệt độ tăng cao không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến cơ thể dễ gặp phải tình trạng say nắng. Qua bài viết sau, Utop sẽ bật mí đến bạn cách phòng tránh nhức đầu, mỏi mệt do say nắng. Hãy cùng tham khảo và áp dụng vào những lúc trời nắng nóng nhé!
Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè mà bạn không nên bỏ qua
1. Cơ thể bị say nắng là gì?
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 40 độ C và mất nước, choáng váng đó là biểu hiện của tình trạng say nắng. Một số trường hợp nặng hơn còn gây ra buồn nôn, mệt mỏi, da khô, ửng đỏ, mạch đập nhanh, yếu cơ, chuột rút, đổ mồ hôi nhiều, mất ý thức và thậm chí là co giật. Say nắng xảy ra thường xuyên sẽ làm tổn thương đến các bộ phận trên cơ thể nên bạn cần phải hạn chế và khắc phục vấn đề này.
Cơ thể bị say nắng là gì?
2. Giải pháp phòng tránh say nắng bạn có thể tham khảo
Uống nhiều nước lọc
Một trong những cách hạn chế tình trạng say nắng đơn giản, dễ thực hiện đó là cung cấp nước lọc vào cơ thể mỗi ngày. Nước không chỉ mang đến lợi ích đào thải độc tố mà nó còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạ nhiệt và thanh lọc cơ thể. Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước và bổ sung thêm một số loại trái cây, rau xanh vào mùa hè nắng nóng.
Che chắn và hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Khi ra đường nhiệt độ cao, bạn nên mặc các quần áo dài tay, đội nón, bịt khẩu trang và mang kính râm. Bên cạnh đó, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 sẽ góp phần bảo vệ làn da của bạn dưới tia UV hiệu quả. Trong trường hợp nếu phải làm việc hoạt động ngoài trời liên tục, bạn cần trang bị áo quần, đồ dùng chống nắng chuyên dụng để bảo hộ bạn dưới nhiệt độ khắc nghiệt trong thời gian dài.
Che chắn và hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Ngoài ra, thời điểm từ 10 đến 15 giờ chiều là lúc nhiệt độ nắng nóng tăng cao và tia bức xạ cực kỳ nguy hiểm. Ánh nắng mặt trời sẽ hoạt động cực kỳ mạnh mẽ và gây hại cho cơ thể. Nên bạn cần hạn chế ra đường vào lúc này bởi vì làn da sẽ dễ bị sạm đen, cháy nắng và mất nước nhiều khiến cơ thể say nắng, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi.
Chọn trang phục có thể thấm hút mồ hôi, chống nắng tốt
Nắng nóng mùa hè sẽ làm cơ thể bạn dễ bị đổ mồ hôi cũng như cảm thấy khó chịu rất nhiều. Vì thế, bạn cần ưu tiên chọn các bộ áo quần mỏng nhẹ, chất liệu thoáng mát và co giãn, thấm hút tốt. Tránh mặc những trang phục có chất liệu vải gây bí bách hay tối màu vì chúng sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Điều này làm cơ thể dễ rơi vào tình trạng ngột ngạt và khó thở.
Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Cơ thể sẽ thường gặp phải tình trạng chán ăn, cơm không ngon khi nhiệt độ nắng nóng quá cao. Việc bỏ bữa hoặc ăn ít khiến thể trạng, sức đề kháng không đảm bảo làm bạn dễ bị say nắng. Hãy xây dựng chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng bằng nhiều món ăn dễ tiêu hóa, nhiều trái cây xanh, rau củ và bổ sung đủ nước để giảm tình trạng chán ăn.
Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Không ngồi quá lâu bên trong ô tô đã tắt máy
Xe ô tô tắt thì máy lạnh không hoạt động, nhiệt độ trong xe sau 10 phút sẽ bị chênh lệch cao hơn bên ngoài từ 6 đến 7 độ C. Nếu ngồi trong xe quá lâu, nhiệt độ cơ thể tăng rất dễ bị say nắng. Hơn thế nữa, cơ thể sẽ dễ bị ngạt khí khiến tình trạng choáng váng, hôn mê và tử vong dễ xảy ra. Theo thống kê, một số trường hợp trẻ em ngủ quên hoặc ngồi trên xe tắt máy quá lâu đã gặp phải vấn đề nguy hiểm này.
Nghỉ ngơi hợp lý giúp tránh say nắng
Lúc thời tiết nắng nóng, bạn chỉ nên hoạt động vừa phải và tránh gắng sức quá nhiều sẽ làm cơ thể mất nước, dễ gây ra tình trạng say nắng. Nếu có thói quen tập luyện thể dục, hãy thực hiện các động tác vào buổi sáng hoặc chiều tối khi nhiệt độ đã giảm, không khí trong lành mát mẻ hơn. Không được vận động dưới nơi có nắng chiếu cường độ cao làm mất nước nhiều.
Nghỉ ngơi hợp lý giúp tránh say nắng
Lau cơ thể bằng khăn ẩm mang lại sự dễ chịu
Phương pháp hiệu quả giúp hạ nhiệt vào những ngày nắng nóng nhanh chóng đó là thường xuyên lau người bằng khăn ẩm. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh được vấn đề mồ hôi thấm ướt ngược vào bên trong gây cảm lạnh. Nên chọn loại khăn có chất liệu mềm mại, thấm nước tốt để lau người. Nhiệt độ nước giặt khăn thích hợp và chỉ để khăn ẩm vừa phải.
Xem xét thành phần của một số loại thuốc trị bệnh
Các loại thuốc lợi tiểu, chữa trầm cảm, rối loạn thần kinh, thuốc ức chế Beta… thường làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, hạ nhiệt cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ rất dễ say nắng. Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc trên thì hãy hạn chế hoạt động quá nhiều ngoài trời, lúc nhiệt độ cao để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn tình trạng say nắng xảy ra.
Xem xét thành phần của một số loại thuốc trị bệnh
Kết luận
Mùa hè nắng nóng ngày càng gay gắt nên việc chăm sóc sức khỏe và phòng tránh tình trạng sốc nhiệt là vô cùng cần thiết. Qua bài viết trên, Utop đã chia sẻ đến bạn những cách hạn chế say nắng hiệu quả. Nếu bạn là người yêu thích các tin tức về ẩm thực, mua sắm và spa, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo tại website để cập nhật thêm nhiều điều bổ ích nhé!