Từ lâu hộp mứt đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Trong số những loại mứt được người Việt yêu thích, mứt gừng với vị cay nhẹ, nồng ấm luôn chiếm một vị trí đặc biệt. Bài viết sau Utop sẽ bật mí cho bạn cách làm mứt gừng ngon, đẹp mắt, không bị vón cục.
1. Gừng có tác dụng như thế nào với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị một số bệnh như cảm lạnh, viêm họng
Gừng trong đông y có tính nóng, là một phương thuốc tốt để trừ phong hàn, làm ấm cơ thể, chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản... Khi sử dụng gừng, cơ thể sẽ nóng lên, kích thích hoạt động lưu thông máu, thúc đẩy việc tiết mồ hôi diễn ra nhanh hơn, hỗ trợ đào thải độc tố, giúp trị cảm lạnh.
Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Gừng là một loại dược liệu, trong gừng ngoài chứa các khoáng chất tốt cho cơ thể, các loại vitamin, chất xơ, protein...còn có chứa một số chất như: eucalyptol, a-camphen…, những chất này có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn Helicobacter Pylori (HP), loại vi khuẩn gây ra bệnh dạ dày giúp dạ dày xử lý thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị những hiện tượng như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,…và các bệnh về tiêu hóa.
Hỗ trợ tăng đề kháng
Gừng có chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, góp phần phòng ngừa các loại bệnh tật. Ăn gừng thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày
Ăn mứt gừng giúp chúng ta làm nóng cơ thể, trung hoà axit trong dạ dày, trị chứng ợ hơi, khó tiêu giúp giảm cảm giác nôn ói khi say tàu xe. Gừng còn có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn cho phụ nữ trong thời kì thai nghén, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
2. Cách làm mứt gừng ngày tết không bị vón cục
Chuẩn bị nguyên liệu
1 kg gừng tươi (nên chọn loại gừng bánh tẻ, không non quá, không già quá, nếu bạn chọn loại già quá sẽ nhiều sơ, làm mứt không ngon, không thẩm mỹ).
0.5 kg đường cát trắng hoặc đường vàng (Tỉ lệ đường và gừng phải ở tỉ lệ 2:1 với nhau, nếu ít đường quá thì sẽ không kết tinh được). Giấm trắng (có thể dùng chanh tươi để thay thế), một chậu nước muối loãng.
Sơ chế
Ngâm gừng khoảng 20 phút bằng nước lã sau đó rửa sạch. Dùng dao hoặc thìa để gọt, cạo lớp vỏ bên ngoài của gừng, sau đó thái thành lát (độ dày mỏng tuỳ vào khẩu vị, nhưng thường thái mỏng sẽ ngon và dễ ăn hơn). Thái lát xong, ngâm gừng với nước muối loãng khoảng 5 phút, thêm một chút giấm hoặc nước cốt chanh để gừng không bị thâm, giữ được màu tươi.
Chế biến
Sau khi ngâm, vớt gừng ra, cho vào nồi đun sôi lần một khoảng 5-7 phút. Khi đun, cho chút giấm hoặc nước cốt chanh để tạo màu đẹp mắt cho gừng. Sau đó, lấy gừng ra rửa sạch và tiếp tục cho vào nồi đun sôi lần hai để giảm độ cay nồng của gừng.
Công đoạn đun sôi gừng có thể làm giảm độ cay, vậy nên nếu bạn là người khẩu vị thích ăn cay thì bạn chỉ nên đun gừng một lần, còn nếu không thích vị cay thì có thể đun lâu hơn hoặc nhiều lần để giảm vị cay của gừng, thành phẩm cũng sẽ dễ ăn hơn.
Đun xong, vớt gừng ra để ráo nước. sau đó tiến hành trộn gừng với 0.5 kg đường, công đoạn này bạn nên làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau từ 30 phút đến 01 tiếng, để cho đường bám đều vào lát gừng. Làm liên tục trong từ 06 đến 07 tiếng.
Sau đó đun thêm nước đường, cho gừng và nước đường vào chảo để sên (khi sên gừng bạn cần dùng chảo chống dính loại có phần đế dày), thời điểm đầu nên để lừa vừa, sau khi hỗn hợp sôi lên thì để lửa nhỏ tránh bị cháy, sên đều tay để gừng và nước đường bám đều vào nhau; đến khi đường kết tinh, bám đều vào mặt lát gừng, xuất hiện những đốm trắng li ti thì tắt bếp. Sau đó vẫn cần đảo đều cho đến khi nguội hẳn tránh bị vón cục.
Sau khi đợi mứt gừng nguội hẳn, nên cho vào các hộp đựng có nắp đậy kín, bảo quản tại nơi nơi khô ráo hoặc tủ lạnh. Mứt gừng sau khi lấy ra ăn nếu còn thừa thì không cho ngược lại vào hộp sẽ dễ gây hư hỏng đến phần còn lại. Ngoài ra, có thể cho mứt gừng vào lò nướng ở mức nhiệt 100 độ C trong vòng 10 phút, việc này có tác dụng để bảo quản mứt được lâu hơn.
3. Một số lưu ý khi sử dụng mứt gừng
Những người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với một số thành phần có trong gừng có thể phát sinh dị ứng, sốc phản vệ khi sử dụng mứt gừng. Một số biểu hiện thường gặp như thở gấp, sưng rộp ở môi, lưỡi, nổi mề đay…Mặc dù mứt gừng có nhiều công dụng tốt tuy nhiên không nên quá lạm dụng trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến khiến cho da bị khô, ngứa rát
Theo một số khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những sản phẩm có thành phần chiết xuất từ gừng bởi việc sử dụng gừng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung nguy hiểm. Ngoài ra, việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh hơn.
Không những thơm ngon, hấp dẫn; mứt gừng còn là loại thực phẩm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tại app Utop các bạn hoàn toàn có thể mua được những loại nguyên liệu làm mứt gừng chất lượng khi lựa chọn tính năng đi chợ online, đặc biệt hưởng nhiều chương trình khuyến mãi, voucher tiền mặt hấp dẫn. Cùng tải Utop tại đường link sau để trải nghiệm nhiều tiện ích hơn nữa.