Dịp tết đã qua, những cây mai, cây đào mà bạn đã vun trồng để trang trí dịp lễ cần phải có sự chăm sóc thật đúng đắn. Điều này sẽ góp phần tạo một nền tảng tốt cho cây ra hoa đẹp vào năm sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để chăm các loại cây này. Hãy cùng Utop tham khảo và tìm hiểu mẹo chăm sóc cây mai, cây đào đón một mùa hoa tươi mới, rực rỡ vào các dịp tết nhé.
Cách chăm sóc cây mai, cây đào tại nhà để năm sau có thể chơi tiếp
1. Cách chăm sóc cây mai trong chậu sau tết
Nếu cây mai trồng trong chậu, hãy đem nó ra ngoài sân có ánh sáng nhẹ và phơi khoảng từ 3 – 5 ngày. Lưu ý là tránh để cây dưới nơi có ánh nắng quá gắt vì có thể làm cháy lá, khô cành. Sau đó, bạn quan sát xem cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì sử dụng kéo bấm cắt bỏ, tránh để hoa tạo hạt. Những cành mai quá dài, nhiễm nấm và sâu bệnh cũng cần loại bỏ.
Đến đầu tháng 2, tỉa bớt rễ già bằng các dụng cụ chuyên dụng, cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc và nhẹ nhàng để tạo bầu. Sử dụng kéo cắt những cọng rễ quá dài so với bên dưới bầu, giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Hãy đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để rễ cây còn có điều kiện phát triển một cách thuận lợi. Bạn cũng nên dùng chậu và đất trồng mới để thay đổi cho chậu cũ. Nên chọn loại chậu cạn và có diện tích lớn hơn.
Cách chăm sóc cây mai trong chậu sau tết
2. Cách chăm mai trồng ngoài vườn sau tết
Thực hiện tỉa cảnh cây mai
Cây mai nên được tỉa cành vào thời điểm trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 tháng Giêng. Tùy thuộc vào kích thước, hình dáng mà bạn có thể tỉa dáng cây một cách phù hợp. Theo thường lệ, cây mai được tỉa theo dáng cây thông, cành trên ngắn hơn cành dưới và cắt bỏ bớt 1/3 mỗi cành. Việc làm này rất quan trọng, góp phần giúp tái tạo tán lá cho cây, chồi non dễ mọc thành cành mới và tránh được tình trạng nấm, sâu bệnh.
Dùng 1 thìa cà phê phân urê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc. Nếu cây mai có chồi xanh thì không cần phun thuốc kích thích chồi lá, còn nếu cành mai không phát triển nhiều thì hãy phun thuốc theo liều lượng đã chỉ dẫn trên bao bì. Khi cây đã hồi lại thì bạn hãy đưa nó ra ngoài nắng để chúng thích nghi dần dần. Lúc này, cây mai sẽ ra lá và chồi rất nhanh, phát triển ổn định.
Cách chăm mai trồng ngoài vườn sau tết
Thời tiết nắng ấm sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh, bọ trĩ xâm nhập và gây hại. Gợi ý dành cho người trồng mai sau lần đầu tỉa cành đó là hãy pha chung hai loại thuốc hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun vào cây. Điều này sẽ giúp cây mai tránh bị côn trùng gây bệnh, ảnh hưởng đến chế độ ra hoa sau này.
Vệ sinh cây mai
Cách vệ sinh cây sau khi tỉa cành rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc tất cả rêu, nấm mốc hoặc dùng phân urê pha thật đặc để phun vào cây, nhất là nơi có nhiều nấm mốc. Lưu ý là tránh không được để phân urê chảy xuống gốc, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách dùng túi ni lông để che lại gốc. Đợi phun khoảng 10 phút, dùng bàn chải chà mạnh lên cây để loại bỏ nấm mốc.
Cách chăm mai trồng ngoài vườn sau tết
3. Cách chăm sóc cây đào sau tết
Cắt tỉa loại bỏ những cành cũ
Để cây đào có thể ra hoa đẹp đúng dịp tết thì bạn cần cắt tỉa để năm sau ra nhiều nụ hơn. Nên cắt sớm, tránh để cành già vì sẽ làm năm tới hoa chỉ ra ở phía ngoài đọt cành. Cắt tỉa cành thực dứt khoát, trành làm dập nát và gây tổn thương đến cây. Thực hiện cắt mạnh cành lần đầu cho cây nảy mầm, cho nụ nhiều hơn. Các lần cắt tiếp theo thì chỉ cần cắt nhẹ, mỗi tháng một lần liên tiếp cho đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại.
Bón phân cho cây và phòng ngừa sâu bệnh
Khi cây ra hoa vào dịp Tết thì chúng đã mất đi các chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian bón phân cho cây để nó có đủ chất phát triển và sinh trưởng tốt. Mỗi cây có thể bón từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB, tùy kích thước cây lớn hay nhỏ. Hãy bón cách gốc 30 – 50cm theo hình chiếu của tán cây. Ngoài ra, để cây có thể hấp thụ tốt phân bón, bạn cần tưới nước đủ ẩm.
Cách chăm sóc cây đào sau tết
Bên cạnh việc sử dụng phân bón, việc ngăn ngừa sâu bệnh cũng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây. Regent 800WG, Sokupi, Supracide...là các loại thuốc có thể giúp bạn phòng trừ các loại nhện đỏ, rệp,...mầm mống gây hại cho cây đào một cách hiệu quả.
Hãm cây đào
Dùng dao khứa 1 vòng xung quanh cho đứt vỏ vào tận gỗ ở vùng gần cổ cửa cây. Lá sẽ bắt đầu chuyển từ xanh đậm đến xanh nhạt, hơi rủ xuống sau 1 tuần kể từ thời gian hãm. Nếu thấy lá vẫn chưa chuyển thì phải hãm lại bằng cách tiếp tục khứa thêm 1 vòng khác tại vết cũ. Lưu ý là nên hãm cây từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch, chỉ ưu tiên cây khỏe rồi đến cây yếu, không hãm cây đã già.
Tạo tán cho chậu hoa cây đào
Đây là cách kết hợp uốn, cắt tỉa và bỏ những cành ngoài ý muốn. Việc tạo bộ khung tán sẽ giúp cho cây càng nhiều nhánh, số lượng hoa đào ra càng nhiều. Chúng ta cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để góp phần gia tăng nét đẹp cổ cho cây trồng của mình. Việc tạo tán cho chậu cây rất cần thiết nếu muốn có cây đào chơi tết đẹp.
Cách chăm sóc cây đào sau tết
Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm chăm sóc cây mai, cây đào sau dịp tết mà bạn có thể tham khảo. Nếu yêu thích các thông tin hữu ích về ẩm thực, mua sắm và kiến thức bổ ích, hãy tải ngay ứng dụng Utop về máy nhé! Bạn sẽ có cơ hội nhận ngay nhiều ưu đãi, voucher khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn về ăn uống và mua sắm siêu tiện lợi.