Bôi kem chống nắng như thế nào cho đúng và có hiệu quả?
Che chắn làn da khỏi tắc động của các tia UV gây hại là việc làm cần thiết trong quá trình dưỡng da. Nhưng không phải ai cũng biết thoa kem chống nắnng đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Utop xin chia sẻ đến các bạn cách bôi kem chống nắng như thế nào cho đúng và hiệu quả, bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại.
Kem chống nắng có chỉ số như thế nào là phù hợp?
Hiểu về các chỉ số trên kem chống nắng
Kem chống nắng sẽ bao gồm hai chỉ số quan trọng: Chỉ số SPF và chỉ số PA.
Chỉ số SPF là viết tắt của Sun Protection Facto. Đây là con số xác định mức độ chống tia UVB tính theo số giờ và tỷ lệ bôi kem chống nắng. Theo đó, 1 chỉ số SPF sẽ bảo vệ da khỏi tia UVB trong vòng 15 phút. Như thế nghĩa là, kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Và đừng nhầm lẫn rằng chỉ số SPF cao thì khả năng chống nắng lớn, vì chỉ số này chỉ đo được thời gian, không đo được khả năng ngăn chặn.
Để đo lường khả năng lọc tia UVA, Hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản đưa ra chỉ số PA. Theo đó, chỉ số này sẽ được đo theo các dấu +; ++; +++; ++++. Ở mức độ PA+, kem chống nắng có khả năng chống được 50% – 70% tia UVA. Ở mức độ PA++, khả năng chống tia UVA là 75% – 87.5%. Mức độ PA+++ giúp chống 87.5% – 93.75% tia UVA lên da. Cao nhất là PA++++ với khả năng chống tia UVA lên đến 93.75%.
Với một số sản phẩm, PA không được viết rõ mà thể hiện bằng các tên viết tắt như UVA/UVB, UVA – UVB hoặc UVA1, UVA2. Một số thương hiệu, quốc gia lại có kí hiệu các chỉ số khác đi. Chẳng hạn để thể hiện SPF 60 VÀ PA +++, người ta dùng kí hiệu SPF 60 – 12.
Chỉ số chống nắng bao nhiêu là đủ?
Như đã nói ở trên, mỗi chỉ số sẽ đo lường một khả năng nhất định. Chỉ số SPF thấp không có nghĩa là khả năng bảo vệ da thấp. Tuy nhiên SPF thấp thì thời gian bảo vệ da không lâu nên bạn cần chăm chỉ thoa lại kem chống nắng sau một thời gian nhất định. Chọn kem chống nắng có SPF cao, thời gian lưu lại trên da lâu khiến lỗ chân lông bị bít tắc, đặc biệt là những bạn có da dầu mụn, nhạy cảm.
Vì thế, chỉ số chống nắng bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc vào làn da, môi trường làm việc và thói quen sử dụng của bạn.
Kem chống nắng vật lý khác kem chống nắng hóa học như thế nào?
Kem chống nắng vật lý như tên gọi của nó, chứa các thành phần vật lý từ tự nhiên, lành tính và an toàn trên da. Những làn da nhạy cảm, da em bé phù hợp với kem chống nắng này.
Kem chống nắng hoá học ngược lại có các thành phần từ hóa học, dễ gây kích ứng nhưng lại được kết cấu mỏng, nhẹ, dễ tiệp với màu da.
Xét về khả năng chống tia UV, kem chống nắng hóa học được đánh giá cao hơn hẳn so với kem chống nắng vật lý.
Để đảm bảo hài hòa, hiện nay nhiều thương hiệu mĩ phẩm cho ra đời kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học. Loại kem chống nắng này khắc phục được nhược điểm của cả hai loại trên và bảo vệ da một cách toàn diện. Những làn da “kén” kem chống nắng xem loại kem chống nắng lai vật lý- hóa học này là “chân ái”.
Bôi kem chống nắng như thế nào cho đúng và có hiệu quả?
Kem chống nắng cần được làm lớp lót đầu tiên trước khi trang điểm. Khả năng lưu lại trên da cũng khá lâu. Vì thế, trước tiên, bạn cần làm sạch da của mình. Da cần sạch và khô trước khi dùng kem chống nắng. Sau đó, bôi một lớp vừa đủ. Chính xác là da bạn sẽ cần 2mg trên 1cm2 da.
Cũng cần lưu ý rằng, trước khi dùng kem chống nắng, không nên rửa mặt bằng nước nóng bởi việc này làm tăng nguy cơ kích ứng da. Đặc biệt là với những bạn đang dùng kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng cần ít nhất 15 đến 30 phút để phát huy tác dụng. Thời gian chờ của kem chống nắng vật lý thường lâu hơn. Vì thế, nếu có ý định ra ngoài, bạn cần bôi kem chống nắng trước đó ít nhất 15 phút.
Mỗi kem chống nắng có chỉ số khác nhau. Nếu dùng kem có chỉ số SPF thấp, thời gian bôi lại kem chống nắng ngắn hơn. Ngoài ra, nếu môi trường làm việc, hoạt động của bạn khiến da đổ mồ hôi thì thời gian bôi lại kem chống nắng cũng ngắn hơn. Cách bôi lại kem chống nắng cũng khá đơn giản. Chỉ cần dùng giấy thấm dầu lấy đi lượng dầu thừa trên da rồi thoa tiếp một lớp vừa đủ.
Tẩy trang sau khi sử dụng: Kem chống nắng lưu lại trên da khá lâu và bám chặt lên da. Vì thế, ngay cả khi bạn không trang điểm mà chỉ dùng kem chống nắng, việc tẩy trang bằng nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang là điều cần thiết. Việc để lại kem chống nắng trên da khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày dẫn đến viêm lỗ chân lông, mụn.
Để bôi kem chống nắng như cho đúng và có hiệu quả, bạn không chỉ cần hiểu đúng về các chỉ số mà còn cần mua đúng loại kem chống nắng phù hợp với loại da cũng như chọn được sản phẩm chính hãng. Đừng quên tải ngay app Utop để nhận nhiều ưu đãi cực hấp dẫn bạn nhé!