Bệnh phong thấp là bệnh gì? Cách khắc phục bệnh phong thấp
Những cơn đau nhức nhối dai dẳng ở các khớp tay và chân trên khắp cơ thể do bệnh phong thấp khiến nhiều người mắc phải cảm thấy rất khó chịu và lo lắng. Chính vì thế, sau đây Utop sẽ giúp chia sẻ những thông tin về vấn đề này cũng như là cách khắc phục bệnh phong thấp để mọi người nắm rõ và có được một lộ trình điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bệnh phong thấp là bệnh gì?
Phong thấp là từ dân gian dùng để chỉ các loại bệnh liên quan đến các khớp xương ở người. Chính vì thế, bệnh phong thấp hay còn có tên gọi khác là bệnh phong tê thấp là căn bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên những tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ để lại những hậu quả nặng nề đặc biệt là làm tổn thương cũng như suy thoái dần phần sụn ở các đầu xương.
Những triệu chứng thường gặp của người bệnh phong thấp bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp là căn bệnh xuất hiện thường xuyên và phổ biến ở những những người phụ nữ trung niên trong khoảng độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Ở giai đoạn này, người phụ nữ phải trải qua quá trình sinh nở cũng như những biến cố khác góp phần thúc đẩy những yếu tố nội sinh bên trong cơ thể. Cụ thể có tới 70% người mắc bệnh phong thấp có hệ miễn dịch suy giảm nặng nề và thực tế tỷ lệ nữ giới chiếm đến 70-80% tỷ lệ mắc bệnh.
Người bị mắc bệnh phong thấp sẽ gặp phải những triệu chứng nào?
Các khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay, ngón tay, khớp đốt ngón gần là những nơi có túi hoạt dịch nên những dấu hiệu đau nhức đầu tiên sẽ bắt nguồn từ đây.
Ngoài ra các khớp khác như khớp khuỷu tay, khớp đầu gối, khớp cổ chân đều có thể bị đau và sưng lên khi mắc bệnh phong thấp.
Không những thế, bệnh phong thấp ở các khớp thường xảy ra đối xứng giữa 2 bên cơ thể người. Chẳng hạn như, nếu bạn bị phong tê thấp ở các khớp ở ngón trỏ và ngón giữa tay phải thì tay trái cũng xảy ra tình trang đau nhức tương tự ở ngón trỏ và ngón giữa. Đầu tiên, khi mới phát bệnh, các khớp sẽ bị viêm sau đó dần dần sẽ sưng to ở nhiều vị trí khớp khác hơn. Đây được xem là một căn bệnh mãn tính và rất hay được gọi với cái tên là viêm đa khớp dạng thấp.
Biểu hiện tiếp theo của căn bệnh phong thấp này là vào buổi sáng, các ngón tay sẽ trở nên cứng đơ, không vận động được và người bệnh phải mất khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ để có thể co các ngón tay lại.
Trên đây là toàn bộ những biểu hiện mà người mắc bệnh phong thấp nào cũng sẽ gặp phải. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cũng đang có những dấu hiệu trên thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh chính xác và kịp thời nhất. Với sự phát triển tiên tiến của nền y học hiện nay, việc phát hiện bệnh phong thấp không còn là khó khăn. Tuy nhiên nếu chủ quan và để ủ bệnh trong một thời gian dài, việc điều trị sau này sẽ rất khó khăn.
Tại sao phụ nữ lại mắc bệnh phong thấp nhiều hơn nam giới?
Tỷ lệ mắc bệnh phong thấp ở phụ nữ trung niên chiếm đến 70-80% tổng số. Trong cơ thể phụ nữ có nhiều HLA-DR4 là một yếu tố nội sinh ở bên trong cơ thể và đóng vai trò như là một kháng nguyên hơn nam giới. Đây là một yếu tố chính gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra người phụ nữ còn có những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, đặc biệt ở giai đoạn mãn kinh thì yếu tố thoái hóa và loãng xương sẽ đến rất sớm làm thúc đẩy và gây viêm màng hoạt dịch, gây phản ứng kháng nguyên kháng thể và hình thành nên bệnh phong thấp.
Cách khắc phục bệnh phong thấp
Người mắc bệnh phong thấp ở thập niên 80 đồng nghĩa với việc tàn phế, tuy nhiên ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của ngành y học, có rất nhiều cách khắc phục bệnh phong thấp ra đời bao gồm:
Cách khắc phục bệnh phong thấp bằng thuốc cổ điển: là các loại thuốc đông y, tây y được kê đơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Uống thuốc này sẽ giúp giảm những cơn đau trên những khớp tay giúp đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.
Cách khắc phục bệnh phong thấp bằng thuốc sinh học: chúng ta cũng có thể dùng phác đồ tiêm dưới da hoặc tùy vào tĩnh mạch với chu kì dùng thuốc mỗi 2 tuần hoặc mỗi tháng, cũng có thể là mỗi hai tháng tùy vào loại thuốc cũng như sự linh hoạt trong tài chính của bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nhân đã có những di chứng cũ, biến dạng, co rút và mất chức năng có thể sử dụng những kỹ thuật thay khớp tiên tiến, phẫu thuật cắt lọc sụn, phục hồi chỉnh lại tư thế ngón…
Việc kết hợp sử dụng những biện pháp trên sẽ giúp cho tình trạng bệnh phong thấp được cải thiện hơn rất nhiều. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc cũng như các phương pháp sinh học, người bệnh cần phải duy trì một thói quen sống thật lành mạnh cũng như là một chế độ ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về bệnh phong thấp là gì cũng như cách khắc phục bệnh phong thấp. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, quý đọc giả sẽ hiểu hơn về căn bệnh này cũng như là có cho mình những giải pháp điều trị cũng như xây dựng được một lối sống lành mạnh hơn để duy trì một sức khỏe thật tốt và lâu dài. App Utop cập nhật nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng loạt voucher giảm giá “khủng” cho bạn thoải mái mua sắm, ăn uống để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào sở hữu các ưu đãi còn chần chờ gì mà không tải ngay!