Ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường không? Câu hỏi gây thắc mắc đối với rất nhiều người và đang cố gắng để tìm ra câu trả lời cho chính bản thân mình. Những người ăn nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường nhưng điều đó không phải cứ ăn nhiều đường là sẽ bị tiểu đường. Bởi đường huyết tăng còn liên quan đến rất nhiều thứ khác trong cơ thể. Và ăn đường sao mới là đủ, sau đây hãy cùng Utop tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Đường là gì?
Chúng ta có thể tìm thấy đường tự nhiên trong trái cây, rau củ và các thực phẩm từ sữa. Đường cũng được bổ sung vào thực phẩm hàng ngày và đồ uống chế biến sẵn hoặc những bà nội trợ sẽ cho đường vào trong món ăn.
Loại đường mà được thêm vào lúc chế biến có thể gọi là đường tự do và chúng còn có ở trong nước ép trái cây nguyên chất, xi rô và mật ong.
Vậy ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Không phải ai ăn nhiều đường sẽ bị tiểu đường, bởi việc tăng đường huyết còn phụ thuộc vào khả năng tiết ra insulin của cơ thể mỗi người.
Tiểu đường gồm hai loại chính là tiểu đường type 1 và type 2
Tiểu đường type 1
Do chính hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy đi các mầm tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Vì vậy cơ thể không thể nào sản xuất insulin được, điều đó làm gia tăng glucose. Để giải thích rõ ràng cho việc này, nhiều giả thiết đã đưa ra có thể là do gen hoặc virus gây ra. Vậy nên dù chúng ta có ăn nhiều đường cũng không thể gây ra bệnh tiểu đường type 1.
Tiểu đường type 2
Đường sẽ không phải là một nguyên nhân chính dẫn đến việc bị tiểu đường. Nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến tình trạng béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoảng 25% so với người bình thường
Tuy nhiên, cũng không thể nào nói hoàn toàn là do bạn ăn quá nhiều đồ ngọt mà điều đó còn phụ thuộc vào khả năng sản sinh insulin hoặc hormone làm việc này không được hiệu quả ( có thể gọi là kháng insulin). Như vậy có thể kết luận, việc ăn nhiều kèm theo những chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống sinh hoạt không lành mạnh làm dẫn đến việc thừa cân, béo phì cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Nên ăn đường bao nhiêu là đủ?
Tất cả ai trong chúng ta nên nghiêm khắc cắt bỏ được lượng đường tự do và lượng tối đa đã được các chuyên gia, bác sĩ khuyến nghị là 30g mỗi ngày cho người lớn, lượng này tương đương với 7 muỗng cà phê.
Ví dụ như một muỗng sốt cà chua chứa khoảng một muỗng cà phê đường hay một chiếc bánh quy vani là hai muỗng cà phê đường.
Những điều cần lưu ý hạn chế tiểu đường
- Dùng các loại thảo mộc : nghệ, nha đam, quế, việt quất, gừng,..giúp cơ thể tăng được hệ miễn dịch, cholesterol máu, và hạ đường huyết.
- Không nên ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn : chúng ta không thể nào biết được quá trình chế biến như thế nào bởi đồ ăn chế biến thường chứa các chất béo và đường dẫn đến béo phì, tăng cholesterol có trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch.
- Hạn chế lượng tinh bột : bún, cơm, miến, phở,..những loại thực phẩm này chứa nhiều đường đơn vì thế sẽ chuyển hóa nhanh chóng tạo năng lượng làm tăng đường huyết.
- Sử dụng chất làm ngọt tự nhiên thay cho đường : có thêm vị ngọt nhưng không làm tăng năng lượng, khá thích hợp cho những bệnh nhân tiểu đường như mật ong, đường dừa, quả la hán, rỉ đường,..
- Ưu tiên ăn các loại thực phẩm cung cấp carbohydrate tổng hợp như : trái cây, thực phẩm từ sữa, ngũ cốc hay rau quả,.. Giàu dinh dưỡng và chất xơ.
Thèm đồ ngọt có phải là biểu hiện của tình trạng tiểu đường không?
Chắc hẳn câu hỏi này mọi người cũng đang rất thắc mắc và lo lắng nhưng yên tâm vì câu trả lời là không. Bởi thèm đồ ngọt không nằm trong 4 dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm như : tiểu nhiều, sụt cân, ăn nhiều và hay khát nước.
Việc mà mọi người lạm dụng đồ ngọt quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường. Nhưng chúng sẽ còn phụ thuộc vào việc cơ thể của bạn chuyển hóa lượng đường như thế nào nữa.
Chủ yếu đường trong thức uống, đồ ăn nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng để hoạt động và hấp thu hàng ngày, sẽ giữ lại một phần nhỏ trong máu để dự trữ. Vì vậy nếu hấp thụ và chuyển hóa lượng đường một cách đúng đắn thì bạn hoàn toàn không mắc phải bệnh tiểu đường.
Người tiểu đường có phải kiêng đường hoàn toàn không?
Người bị bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng đường hoàn toàn, bởi nếu trong quá trình điều trị thiếu đường gây ra việc hạ đường huyết, vì vậy cần có lượng đường phù hợp để duy trì ổn định. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải kiểm soát tối đa lượng đường được đưa vào trong cơ thể để tráng tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lời kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã có được câu trả lời cho chính mình về việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tiểu đường. Tuy vậy bạn cần phải ăn trong một chế độ hợp lý và xây dựng cho bản thân một lối sống sinh hoạt lành mạnh để có thể mang lại một sức khỏe tốt nhất.
Để biết nhiều thông các chương trình giảm giá, sử dụng các tiện ích online khác thì còn ngẫm nghĩ gì mà không tải Utop về máy ngay. Đặc biệt để nhận được nhiều voucher, khuyến mãi vớ nhiều ưu đãi hấp dẫn khác thì Utop là ứng dụng bạn ứng dụng bạn nên dùng đến.