7 loại thực phẩm có độc tố tự nhiên mà bạn nên cẩn thận khi chế biến
Hiện nay có một số loại thực phẩm trong nó đã chứa sẵn các độc tố, nếu mọi người không chú ý khi nấu nướng thì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Vậy độc tố tự nhiên là gì? Các loại thực phẩm nào có chứa độc tố tự nhiên? Hãy theo chân Utop chúng mình đi khám phá về những điều này ngay thôi nào.
Độc tố tự nhiên là gì?
Theo khoa học, độc tố tự nhiên là các chất độc hại được sinh ra bởi các sinh vật sống. Độc tố này chỉ có tác hại đối với các sinh vật khác ngoài các sinh vật sống. Độc tố tự nhiên gây ra nhiều vấn đề nguy hại tới sức khỏe con người, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tử vong.
7 loại thực phẩm có độc tố tự nhiên
Vì tác hại của độc tố tự nhiên rất lớn nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chế biến món ăn. Sau đây là 7 loại thực phẩm có độc tố tự nhiên phổ biến mà Utop tổng hợp lại, các bạn hãy xem qua nhé.
Độc tố từ cá nóc
Cá nóc được mọi người biết đến là một loài cá độc. Cá nóc có thân ngắn từ khoảng 5-20cm và có chứa độc tố tetrodotoxin - loại chất độc không tan trong nước, không chứa protein và không bị nhựa phá hủy. Chất độc này gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, dẫn đến liệt cơ và suy hô hấp. Để có thể phòng ngừa, ngăn chặn ngộ độc, mọi người không nên ăn loại cá này.
Độc tố từ nấm
Nấm được chia làm 2 loại là nấm lành và nấm độc. Những loại nấm độc có chứa rất nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Nấm độc thường mọc sâu trong rừng, mọc ven đường và có màu sắc sặc sỡ. Chính vì màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn nên rất nhiều người đã ăn nó và dẫn đến ngộ độc. Mọi người chỉ nên ăn những loại nấm mà mọi người biết là ăn được hoặc được mua tại chợ, siêu thị.
Những biểu hiện khi ăn phải nấm độc: nôn, đau bụng, tiêu chảy, suy gan, vàng mắt,.....
Độc tố từ củ khoai tây để lâu ngày
Khoai tây khi để lâu ngày sẽ mọc mầm. Mầm khoai tây có chứa độc tố solanine gây nguy hiểm tới sức khỏe. Càng để lâu thì lượng solanine có trong khoai tây càng tăng cao. Vậy nên nếu trong nhà có khoai tây để lâu ngày, đã mọc mầm thì các bạn nên vứt bỏ và mua khoai tây mới để sử dụng.
Độc tố trong măng
Măng là một loại thực phẩm rất quen thuộc với con người Việt Nam. Tuy nhiên trong măng có chứa độc tố xyanua vậy nên các bạn cần chế biến măng thật kỹ trước khi đem đi nấu. Khi mua măng về, các bạn cần ngâm măng với nước trong vòng 2 tiếng đồng hồ rồi luộc qua với nước sôi để loại bỏ hoàn toàn chất độc.
Các triệu chứng khi bị ngộ độc bởi măng: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...
Độc tố của thịt cóc
Tuy chất dinh dưỡng trong thịt cóc rất cao nhưng thịt cóc lại chứa rất nhiều độc tố ở gan cóc, trứng cóc và nhựa cóc. Nếu bị ngộ độc khi ăn thịt cóc sẽ gây ra rất nhiều vấn đề lớn, thậm chí dẫn đến tử vong. Vài giờ sau khi bị nhiễm độc, nạn nhân sẽ thấy chóng mặt, hoa mắt, có cảm giác châm chích nhẹ ở đầu ngón tay và ngón chân. Sau đó sẽ dẫn đến các tình trạng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật,.... Khi có những tình trạng đó cần sơ cứu và đưa nạn nhân tới các bệnh viện gần nhất, tránh kéo dài thời gian sẽ khiến nạn nhân có nguy cơ tử vong cao.
Độc tố từ sắn
Không chỉ măng mà sắn cũng là một loại thực phẩm phổ biến, quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong sắn có hàm lượng độc tố axit cyanhydric rất cao khiến người ăn phải nó sẽ bị ngộ độc sắn, say sắn. Loại chất độc này có khả năng bay hơi tốt, dễ bị hòa tan trong nước. Vậy nên nếu sơ chế đúng cách thì có thể giảm một lượng lớn chất độc có trong sắn.
Độc tố trong hạt điều
Chất độc có trong hạt điều có tên gọi là urushiol - chất độc khiến chúng ta bị ngộ độc, tiêu chảy khi ăn phải. Khi mua hạt điều, mọi người nên chọn mua hạt điều của nhãn hiệu có uy tín hoặc mua về nhà tự chế biến. Phải đảm bảo hạt điều đã được làm chín hoàn toàn thì mới được phép ăn.
Phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm do các độc tố tự nhiên?
Khi bị ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên, các bạn có thể áp dụng một số cách chữa ngay tại nhà như sau:
Gây nôn: đây là cách hiệu quả nhất giúp người bị ngộ độc nôn hết toàn bộ thức ăn đã ăn. Mọi người có thể móc họng bằng tay trực tiếp hoặc uống nước mùn thớt.
Sơ cứu ngay cho bệnh nhân bằng cách hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc co giật. Sau đó đưa ngay đến các cơ sở y tế.
Uống thuốc kháng sinh.
Nếu chỉ bị tiêu chảy hoặc nôn thì bù nước và chất điện giải.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các thông tin về 7 loại thực phẩm có độc tố tự nhiên cũng như việc cần làm khi bị ngộ độc thực phẩm mà Utop muốn gửi đến các bạn. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, hãy tải ngay ứng dụng Utop về máy của mình ngay thôi.