Ẩm thực Việt Nam thật vô cùng phong phú, mỗi miền đất nước lại có những món ăn đặc trưng, mang nét độc đáo riêng. Nhưng đôi khi chúng ta chỉ mải mê khám phá những món ăn cao lương mỹ vị mà quên đi rằng những món ăn dân dã hàng ngày mới là thứ gắn bó với chúng ta từ nhỏ. Sau đây, hãy cùng Utop điểm qua top 5 món ăn dân dã gây thương cho bao người nhé!
1. Rau muống xào tỏi
Rau muống xào tỏi được xem như một món quê dân dã của người dân Việt Nam. Món ăn dân dã dễ làm mà hương vị lại thơm ngon này đã chiếm trọn tình cảm của những con người miền quê.
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch rau muống đã được nhặt bỏ phần hư
- Bóc vỏ tỏi và băm nhỏ
Bước 2: Luộc sơ rau muống: Đun nước đến khi sôi thì cho rau muống vào trần sơ, cho thêm một ít muối để rau xanh hơn rồi vớt rau ra thau nước đá để rau được giòn, săn lại.
Bước 3: Phi tỏi cho thơm rồi cho rau muống vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp là ta đã có ngay món rau món xào đơn giản mà thơm ngon.
2. Canh trứng cà chua
Nhắc tới các món ăn dân dã miền Bắc thì không thể không nhắc tới món canh trứng cà chua này được. Với những nguyên liệu đơn giản, cách chế biến dễ dàng, hương vị thơm ngon dễ ăn phù hợp với hầu hết khẩu vị trong gia đình. Vị thanh mát của cà chua, béo bùi của trứng cộng thêm hương thơm của hành lá thật sự kích thích vị giác, kể cả những người kén ăn cũng không thể cưỡng lại.
Cách chế biến:
Bước 1: Cho lượng dầu ăn vừa đủ vào nồi, đợi dầu nóng thì cho hành khô vào phi thơm. Thấy hành vàng đều thì cho cà chua đã băm nhuyễn vào xào đều tay. Nêm khoảng ½ thìa cà phê bột canh để dung hòa vị chua và giúp cà chua nhanh mềm.
Bước 2: Sau khi thấy cà chua mềm nhừ thì cho nước vào nồi. Tùy vào số người ăn mà ta cho lượng nước phù hợp. Nếu khoảng 4 người ăn thì cho 1,3 – 1,5 lít nước là được.
Bước 3: Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa một chút, sau đó cho phần cà chua thái múi cau vào. Tiếp đến cho trứng gà vào, khuấy liên tục để trứng không bị vón cục mà tạo thành những vân nhỏ.
Bước 4: Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị, nấu thêm khoảng 1 – 2 phút sau đó tắt bếp và cho hành lá cắt nhỏ vào.
3. Nộm hoa chuối tai lợn
Đây là một trong những món ăn dân gian đã quá quen thuộc với người dân miền thôn quê. Với nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến lại không cầu kỳ, món nộm hoa chuối tai lợn này có mặt thường xuyên trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng oi bức.
Cách chế biến:
Bước 1: Hoa chuối sẽ được rửa sạch, sau đó thát lát thật mỏng rồi ngâm vào chậu nước muối pha loãng có vắt thêm vài lát chanh để hoa chuối không bị thâm đen mà vẫn giữ được độ giòn.
Bước 2: Vệ sinh tai lợn thật sạch, sau đó luộc chín rồi thát lát mỏng vừa ăn
Bước 3: Rửa sạch rau thơm rồi thái thành các khúc nhỏ
Bước 4: Vớt hoa chuối đã ngâm ra sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh rồi đem trộn với tai lợn và rau thơm đã chuẩn bị. Tiếp đến là nêm nếm gia vị, cho ớt tỏi băm nhỏ vào và vắt thêm nước cốt chanh. Trộn đều tay để chúng ngấm gia vị và cuối cùng là cho một ít đậu phộng rang vào.
4. Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là một món ăn tuy đơn giản, dân dã nhưng lại là món tủ của nhiều người, đặc biệt là người dân miền tây. Hương vị của món ăn này cũng khiến nhiều thích thú, phù hợp trong những buổi picnic hay những buổi nhậu lai rai cùng gia đình, bạn bè. Trong các món ăn dân dã miền tây thì đây là một trong những món được khách du lịch yêu thích và lựa chọn.
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế cá lóc bằng cách dùng muối chà xát lên thân cá sau đó rửa lại nhiều lần với nước để khử mùi tanh của cá. Có thể dùng thêm giấm hay nước cốt chanh để khử tanh tốt hơn. Sau đó dùng một que dài xiêng từ miệng đến đuôi cá rồi cắm xuống đất.
Bước 2: Nướng cá lóc: Cá lóc sau khi được cắm xuống đất thì phù một lớp rơm lên phía trên sao cho kín hết thân cá rồi châm lửa đốt. Để lửa cháy trong vòng 8 – 10 phút cho đến khi tro tàn hết. Sau khi cá chín thì gạt bỏ phần rơm cháy phía bên ngoài và dùng dao cạo bỏ phần vảy cá bị cháy đen.
Bước 3: Làm mỡ hành: Cho dầu ăn vào chảo đợi dầu sôi thì cho hành lá băm nhỏ vào rồi tắt bếp ngay. Đổ phần mỡ hành ra chén, có thể nêm thêm một ít muối để đậm đà hơn.
Bước 4: Làm nước chấm: có thể làm mắm nêm, mắm me hay mắm chua ngọt đều hợp với món cá lóc nướng này
Bước 5: Vệ sinh thật sạch các loại rau ăn kèm như rau thơm, chuối chát, hành lá ( chuối chát cần ngâm nước muối để không bị đen). Có thể dùng thêm đậu phộng bóc vỏ, giã nhỏ.
5. Bánh khọt
Nhắc tới các món ăn dân dã Việt Nam mà không nhắc tới món bánh khọt thì quả là một thiếu sót lớn. Tuy chỉ là một món ăn đơn giản, gần gũi nhưng mà ai đã nếm thử rồi thì khó mà quên được hương vị này. Dưới đây là một trong những cách chế biến bánh khọt đơn giản bạn nên áp dụng.
Cách chế biến:
Bước 1: Trộn bột bánh khọt với trứng gà và nước cốt dừa trong nước ấm. Sau đó khuấy đều với một ít muối cho bột hòa tan hết rồi để bột nghỉ trong 15 phút
Bước 2: Cho một ít dầu vào chảo đun nóng, sau đó cho hành tím vào phi thơm, tiếp đến là cho thịt nạc băm nhỏ, tôm, hành tây vào xào sơ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bước 3:
- Đổ bánh: đổ dầu vào khuôn, đợi khuôn nóng thì đổ bột vào, sau đó cho nhân vào giữa rồi đậy nắp khuôn lại.
- Khi thấy bánh vàng, nhân màu đỏ thì nhanh tay lấy bánh ra khỏi khuôn.
6. Kết luận
Trên đây là top 5 món ăn dân gian Việt Nam gây thương nhớ cho biết bao người, đặc biệt là những người con xa xứ. Các bạn thấy đấy, những món ăn này đều có cách chế biến đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon, bắt miệng. Những nguyên liệu chế biến lại dễ tìm, tất cả đều có trên ứng dụng mua sắm online Utop.
Còn chần chờ gì nữa mà không mua ngay để nấu cho gia đình của bạn những món ăn ngon này. Tải app Utop qua đường link dưới đây ngay hôm nay để được mua sắm với giá ưu đãi mà còn nhận được hàng trăm voucher có giá trị giúp bạn tiết kiệm tiền đi chợ, nhanh tay nhận ngay cơ hội bạn nhé!